Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị gì? Thủ tục nhập học như thế nào? Hồ sơ nhập học cần những gì? Đây là một trong những vấn đề được các bạn 2005 quan tâm.
Mỗi trường sẽ có các hồ sơ nhập học khác nhau tuy nhiên về cơ bản bạn sẽ phải chuẩn bị một số giấy tờ, thủ tục sau để tránh mất thời gian khi nhập học. Chính vì thế mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ thuận tiện mà không gặp bất kỳ trở ngại nào nhé. Lưu ý ngày 16/9 Chính phủ đã chính thức thông báo trên cổng thông tin điện tử quốc gia: Bộ Giáo dục và Đào tạo mở Hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến từ ngày 18/9 đến 17.00' ngày 30/9.
Hồ sơ nhập học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp năm 2023
1. Thủ tục nhập học đại học, cao đẳng?
Bước 1: xác nhận nhập học trực tuyến và đóng học phí
+ Xác nhận nhập học trực tuyến:
- Thí sinh kê khai hồ sơ xác nhận nhập học trực tuyến. Trước khi kê khai, cần tìm hiểu các thông tin tư vấn, hướng dẫn nhập học tại cổng nhập học trực tuyến của Trường.
- Thí sinh chọn Đăng ký nhập học tại cổng nhập học trực tuyến. Sau đó, thí sinh chọn Bắt đầu đăng kí nhập học và kê khai hồ sơ. Thí sinh chọn Phương thức trúng tuyển vầ nhập thông tin: Số báo danh thi Tốt nghiệp THPT và số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
- Thí sinh lựa chọn và xác nhận Chương trình học
- Kê khai đầy đủ thông tin và cấp nhật file hồ sơ có liên quan.
- Hoàn tất xác nhận nhập học
+ Nộp học phí
Bước 2: Trường kiểm tra và xác nhận thông tin của thí sinh
Trường sẽ kiểm tra hồ sơ thí sinh đã kê khai, cấp nhật và phản hồi thông tin xác nhận nhập học trực tuyến qua email và tin nhắn SMS trong vòng 03 ngày tính từ thời điểm sinh viên hoàn tất kê khai.
Bước 3: Gửi hồ sơ nhập học đến trường
Sau khi hoàn tất thủ túc xác nhận nhập học, thí sinh gửi hồ sơ theo đường bưu điện đến trường.
2. Hồ sơ nhập học gồm những gì?
Các trường đều có hướng dẫn xác nhận nhập học, thí sinh có thể chủ động theo dõi trên website của trường và hoàn thành hồ sơ đúng thời hạn. Thông thường, hồ sơ nhập học sẽ bao gồm:
- Giấy báo trúng tuyển (bản chính);
- Học bạ THPT (bản sao có công chứng);
- Sơ yếu lý lịch;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2023, bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2023;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có công chứng); sổ đoàn;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Phiếu khám sức khỏe;
- Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3x4 (chuẩn bị tối thiểu 5 thẻ);
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như: con thương binh liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ;
- Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng kí vắng mặt do BCH quân sự cấp (Đối với nam);
- Ngoài ra, cần chuẩn bị học phí theo mức thu nhà trường đã thông báo.
3. Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì?
Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị gì, làm thế nào để thích ứng với môi trường đại học ngay từ những ngày đầu nhập học. Đó là những trăn trở mà bạn sinh viên nào cúng gặp phải khi bước chân vào cánh cổng đại học.
- Tìm chỗ ở ổn định: Vấn đề chỗ ở luôn là vấn đề các bạn sinh viên ưu tiên nhất để có thể an tâm nhập học.
- Chuẩn bị phương tiện đi lại: đây là vấn đề ưu tiên thứ hai sau khi các bạn sinh viên năm nhất ổn định chỗ ở. Có rất nhiều phương tiện để các bạn lựa chọn: xe máy, xe bus, xe đạp,... Phụ thuộc vào khả năng tài chính và khoảng cách từ chỗ ở đến trường để các bạn lựa chọn cho mình phương tiện đi lại phù hợp nhất với bản thân.
- Sinh hoạt phí và đồ dùng cá nhân: Các bạn cần chuẩn bị một khoản chi phí nhất định để chi trả cho những sinh hoạt hàng ngày khi tự lập. Hãy học cách quản lý tài chính: Lên kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng cho bản thân tránh sa đà vào việc mua sắm hay chi tiêu không đúng cách.
- Tân sinh viên cần chuẩn bị một chiếc thẻ ATM, nhiều trường khi sinh viên đăng kí nhập học sẽ làm thẻ luôn cho các bạn sinh viên.