Thông tư 52/2018/TT-NHNN - thuviensachvn.com

Thông tư 52/2018/TT-NHNN

Hướng dẫn xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 52/2018/TT-NHNN về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, sau khi xác định mức điểm đối với các nhóm chỉ tiêu định tính, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài sẽ tiếp tục bị trừ điểm, tối đa trừ 0,9 điểm. Việc tính điểm được thực hiện theo nguyên tắc:

  • Hành vi vi phạm có quy định mức phạt tiền tại Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng: Nếu mức phạt trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu, nhận điểm 4; mức phạt trung bình từ 100 – 200 triệu, nhận 3 điểm; mức phạt trung bình từ 200 – 300 triệu đồng, nhận 2 điểm; mức phạt trung bình lớn hơn 300 triệu đồng, nhận 1 điểm.
  • Đối với các hành vi vi phạm khác, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài nhận mức 4 điểm;
  • Nếu vi phạm nhiều quy định khác nhau trong cùng 1 nhóm chỉ tiêu định tính, tương ứng với nhiều mức điểm khác nhau thì nhận mức điểm thấp nhất.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ 52/2018/TT-NHNN

QUY ĐỊNH XẾP HẠNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại (bao gồm ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài), ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị giải thể (trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể tự nguyện) hoặc đã bị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu thanh lý tài sản, thành lập Hội đồng thanh lý, Tổ giám sát thanh lý (trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép) theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian hoạt động chưa đủ 24 tháng kể từ ngày khai trương hoạt động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu được xác định theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư 41/2016/TT-NHNN), tỷ lệ an toàn vốn được xác định theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

2. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là chỉ tiêu được xác định cụ thể như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (%) =Vốn cấp 1 riêng lẻ
----------------------------------------
x 100%
Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ

a) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức:

Việc xác định Vốn cấp 1 riêng lẻ, Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

b) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (%) =Vốn cấp 1
----------------------------------------
x 100%
RWA + 12,5 x (KOR + KMR)

Trong đó:

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng

- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường

Việc xác định vốn cấp 1, RWA, KOR, KMR theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

3. Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu là các khoản nợ chưa chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được là các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và chưa được xử lý, thu hồi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn là khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có dư nợ cấp tín dụng chiếm từ 5% vốn tự có trở lên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Chi phí hoạt động là khoản mục Chi phí hoạt động phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Tổng thu nhập hoạt động là tổng của các khoản Thu nhập lãi thuần, Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác và Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Vốn chủ sở hữu bình quân là khoản mục vốn chủ sở hữu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được tính bình quân các quý trong năm.

9. Tổng tài sản bình quân là khoản mục tổng tài sản phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được tính bình quân các quý trong năm.

10. Thu nhập lãi cận biên (NIM) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

………………..

Quý khách vui lòng xem nội dung tại file đính kèm

Liên kết tải về

pdf Thông tư 52/2018/TT-NHNN
doc Thông tư 52/2018/TT-NHNN 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK