Ngày 13/12/2017, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 48/2017/TT-BGTVT về quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận tải. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2017/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận tải.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận tải.
Điều 2. Vụ Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thi hành Thông tư này.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 và thay thế Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành "Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải" và Thông tư số 58/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Giao thông vận tải. Riêng chế độ báo cáo thống kê theo Thông tư số 58/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 10 năm 2014 tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ngành Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 48/2017/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khái niệm, mục đích và đối tượng áp dụng.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải (GTVT) là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình và kết quả hoạt động chủ yếu của ngành GTVT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước; làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển Ngành; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.
Chế độ báo cáo thống kê ngành GTVT là hệ thống báo cáo thống kê nhằm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GTVT. Chế độ báo cáo thống kê ngành GTVT áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, các Sở GTVT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT và Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
2. Phạm vi thống kê và yêu cầu của thông tin thống kê.
Số liệu thống kê trong hệ thống biểu mẫu báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị về chuyên ngành, lĩnh vực được giao. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực nào chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về chuyên ngành, lĩnh vực đó, bao gồm thông tin thống kê của các đơn vị trực thuộc và thông tin thống kê của các đơn vị thuộc quyền quản lý theo phân cấp và theo địa bàn.
Thông tin thống kê phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ, thống nhất, đúng thời gian và được thể hiện trong các biểu mẫu báo cáo thống kê theo quy định.
3. Đơn vị báo cáo và nhận báo cáo.
Đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của các biểu mẫu thống kê.
4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
a) Các cơ quan tham mưu thuộc Bộ GTVT
- Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Chương trình điều tra thống kê ngành GTVT đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GTVT;
- Các Vụ chức năng được phân công nhiệm vụ tổng hợp các biểu mẫu thống kê có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị liên quan báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Thông tư này; tổng hợp các biểu mẫu được phân công, báo cáo các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật về báo cáo thống kê; đồng thời gửi Trung tâm Công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành GTVT và phổ biến thông tin thống kê theo quy định.
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục thuộc Bộ tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị liên quan thu thập, tổng hợp thông tin thống kê theo biểu mẫu quy định tại Thông tư này; báo cáo Bộ GTVT (qua các Vụ chức năng).
c) Các Sở GTVT thu thập thông tin thống kê trong địa bàn tỉnh, thành phố; tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục thuộc Bộ GTVT và Cục Thống kê địa phương theo biểu mẫu quy định tại Thông tư này.
d) Các doanh nghiệp và đơn vị ngành GTVT tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê do đơn vị quản lý, báo cáo Bộ GTVT theo biểu mẫu quy định tại Thông tư này.
đ) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu thập số liệu thông qua điều tra thống kê thực hiện theo Chương trình điều tra thống kê ngành GTVT.
e) Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục Đường bộ Việt Nạm, các Cục thuộc Bộ cập nhật, xây dựng bổ sung phần mềm báo cáo thống kê Bộ GTVT đảm bảo đáp ứng yêu cầu báo cáo và tổng hợp số liệu thống kê tại Thông tư này.
g) Các cơ quan, đơn vị vi phạm quy định hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông tư này bị xử lý theo Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
5. Ký hiệu biểu.
Ký hiệu biểu gồm hai phần: phần số được đánh liên tục từ 01, 02, 03 ... và phần chữ là các chữ in viết tắt biểu thị kỳ báo cáo của biểu mẫu (N – năm, QN- Quý và năm, Q – Quý, T – Tháng, 6T - 6 tháng, 5N – 05 năm, ĐT - Điều tra thống kê).
6. Kỳ báo cáo.
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê và được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê tháng: báo cáo tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
b) Báo cáo thống kê quý: báo cáo thống kê quý được tính từ ngày 01 tháng đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê.
c) Báo cáo thống kê 6 tháng: báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ sáu của kỳ báo cáo thống kê.
d) Báo cáo thống kê năm: báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó.
đ) Báo cáo thống kê 05 năm: báo cáo thống kê được thực hiện 5 năm/01 lần. Số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo. Năm báo cáo là các năm có hàng đơn vị là 0 và 5 (ví dụ năm 2020, 2025).
e) Báo cáo thống kê khác và đột xuất: trường hợp cần báo cáo thống kê khác hoặc báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải đề nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ thời gian, thời hạn và các tiêu chí báo cáo thống kê cụ thể.
7. Thời hạn nhận báo cáo
Thời hạn nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
8. Danh mục đơn vị hành chính
Danh mục đơn vị hành chính Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật hàng năm.
9. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo thống kê được gửi bằng 02 hình thức: bằng văn bản và cập nhật số liệu trên phần mềm báo cáo thống kê Bộ GTVT. Báo cáo bằng văn bản phải có tên của người lập báo cáo và chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.