Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT - thuviensachvn.com

Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT

Về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục

Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT hướng tới đối tượng như các cộng tác viên thanh tra giáo dục, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cá nhân có nhu cầu. Nội dung bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục tập trung vào kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư; kỹ năng tham gia hoạt động thanh tra giáo dục, giải quyết tố cáo, khiếu nại.

Chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra ngành giáo dục tại Thông tư 24/2016 đã quy định:

- Kỹ năng tham gia hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm kỹ năng lập kế hoạch; thu thập, xác minh, đánh giá thông tin, chứng cứ; xây dựng biên bản, báo cáo, kết luận; lập biên bản vi phạm hành chính về giáo dục; thực hiện kết luận thanh tra; thảo luận một số tình huống trong hoạt động thanh tra giáo dục.

- Về kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư, Thông tư 24 quy định gồm kỹ năng xác định nhân thân; nghe, ghi chép nội dung trao đổi; hướng dẫn công dân về đơn, thẩm quyền giải quyết; tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng; báo cáo nội dung tiếp công dân; phân loại và xử lý đơn thư.

- Về kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thông tư 24 của Bộ Giáo dục tập trung vào các kỹ năng tiếp nhận, kiểm tra đơn; kỹ năng thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo; làm việc với người khiếu nại, tố cáo; ban hành, công khai quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thời lượng chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục theo Thông tư 24/2016/BGD, kéo dài 75 tiết, trong đó có 25 tiết lý thuyết, 25 tiết thực hành và 25 tiết viết tiểu luận, tìm hiểu thực tế. Khung chương trình bồi dưỡng thanh tra giáo dục gồm 4 phần: Tổng quan về thanh tra giáo dục và cộng tác viên thanh tra giáo dục; kỹ năng cơ bản của cộng tác viên thanh tra giáo dục; công tác kiểm tra, kiểm tra, thanh tra nội bộ; tiểu luận và tìm hiểu thực tế.

Nội dung chương trình bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục

A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. Mục tiêu

Làm cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cộng tác viên thanh tra giáo dục, góp phần kiện toàn đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

II. Yêu cầu

1. Về kiến thức: Nắm vững một số quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

2. Về kỹ năng: Hình thành, nâng cao các kỹ năng cần thiết để tham gia thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

3. Về thái độ: Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm về vai trò của cộng tác viên thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

B. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cộng tác viên thanh tra giáo dục, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cá nhân có nhu cầu.

C. CHƯƠNG TRÌNH

I. Thời lượng: 75 tiết

1. Lý thuyết: 25 tiết

2. Thảo luận - thực hành: 25 tiết

3. Viết tiểu luận và tìm hiểu thực tế: 25 tiết

II. Khung chương trình

Khung chương trình cộng tác viên thanh tra giáo dục

D. MÔ TẢ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Tổng quan về thanh tra giáo dục và cộng tác viên thanh tra giáo dục

  1. Một số vấn đề cơ bản về thanh tra
  2. Khái lược về thanh tra giáo dục
  3. Thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
  4. Cộng tác viên thanh tra giáo dục

II. Kỹ năng cơ bản của cộng tác viên thanh tra giáo dục

  1. Kỹ năng tham gia hoạt động thanh tra giáo dục
  2. Kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư
  3. Kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại
  4. Kỹ năng tham gia giải quyết tố cáo

III. Công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, thanh tra nội bộ (tùy chọn nội dung 1 và nội dung 2 hoặc nội dung 3 theo đối tượng)

  1. Công tác kiểm tra của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
  2. Công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
  3. Công tác thanh tra nội bộ, kiểm tra của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm

IV. Tiểu luận cuối khóa, tìm hiểu thực tế

  1. Tiểu luận
  2. Tìm hiểu thực tế

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Hình thức, phương pháp, đánh giá kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ và tài liệu bồi dưỡng

  1. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng
  2. Yêu cầu, đánh giá kết quả bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
  3. Tài liệu bồi dưỡng

II. Cơ sở bồi dưỡng

Cơ sở bồi dưỡng gồm có Học viện quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở giáo dục đại học khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

III. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở bồi dưỡng

  1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo
  2. Sở giáo dục và đào tạo
  3. Phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan
  4. Cơ sở bồi dưỡng

Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 29/12/2016 thay thế Thông tư 32/2014 của Bộ Giáo dục.

Liên kết tải về

pdf Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT
doc Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK