Ngày 30/10/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo viên mầm non như sau
- Đối với nhóm trẻ:
- Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi;
- 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi;
- 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
- Đối với lớp mẫu giáo:
- Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi;
- 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi;
- 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
- Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT .
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2023/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023 |
THÔNG TƯ 19/2023/TT-BGDĐT
HƯỚNG DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục mầm non công lập).
3. Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục căn cứ điều kiện thực tế vận dụng các quy định tại Thông tư này để thực hiện.
Điều 2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP).
2. Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải bảo đảm:
a) Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư này để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục mầm non công lập;
b) Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm. Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.
3. Số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm giáo viên được tuyển dụng viên chức và giáo viên hợp đồng lao động. Cơ sở giáo dục mầm non công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa theo quy định tại Thông tư này (do biên chế được giao không đủ theo định mức tối đa hoặc chưa tuyển dụng được) thì căn cứ định mức tối đa quy định tại Thông tư này để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 3. Danh mục vị trí việc làm, hướng dẫn mô tả vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non công lập
1. Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm:
a) Bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNV).
4. Căn cứ hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ sở giáo dục mầm non công lập xây dựng bản mô tả vị trí việc làm cụ thể và phù hợp đối với từng vị trí việc làm của đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Điều 4. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hiệu trưởng: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
1. Giáo viên mầm non:
a) Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
c) Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên;
d) Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
đ) Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
2. Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non có trẻ khuyết tật học hòa nhập: Cơ sở giáo dục có dưới 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tính giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không có quá 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập;
b) Trường hợp không bố trí được biên chế để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì bố trí hợp đồng lao động hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Điều 6. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung (kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện)
1. Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 03 người để thực hiện nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
3. Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm phù hợp.
Điều 7. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn)
1. Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
2. Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.
3. Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 8. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với vị trí việc làm y tế học đường:
a) Viên chức đã được tuyển dụng biên chế để bố trí vị trí nhân viên y tế trường học trước thời điểm Thông tư số 12/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành (trước ngày 15 tháng 02 năm 2023) hiện đang hưởng lương theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định;
b) Từ thời điểm Thông tư số 12/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành (từ ngày 15 tháng 02 năm 2023), vị trí việc làm y tế học đường thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ nên định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm y tế học đường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
2. Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung quy định tại Thông tư này tiếp tục thực hiện các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được áp dụng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của các Bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành, lĩnh vực.
3. Giáo viên mầm non thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì được xác định thuộc danh mục và tính vào số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, bản mô tả vị trí việc làm của đối tượng này được áp dụng theo bản mô tả vị trí việc làm đối với giáo viên mầm non hạng III, trong đó không yêu cầu về trình độ đào tạo.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2023.
2. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
1. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non công lập chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT | Tên vị trí việc làm | Ghi chú |
I | Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (02 vị trí) |
|
1 | Hiệu trưởng | |
2 | Phó hiệu trưởng | |
II | Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (04 vị trí) | |
1 | Giáo viên mầm non hạng I | |
2 | Giáo viên mầm non hạng II | |
3 | Giáo viên mầm non hạng III | |
4 | Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHUYÊN MÔN DÙNG CHUNG, VỊ TRÍ VIỆC LÀM HỖ TRỢ, PHỤC VỤ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT | Tên vị trí việc làm | Ghi chú |
I | Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung | |
1 | Văn thư viên/Văn thư viên trung cấp. | - Mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, xếp lương; các chế độ chính sách về lương và phụ cấp thực hiện theo quy định của Bộ quản lý công chức/viên chức chuyên ngành, lĩnh vực. - Bản mô tả vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. |
2 | Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán)/Kế toán viên/Kế toán viên trung cấp. | |
3 | Chuyên viên thủ quỹ/Cán sự thủ quỹ/Nhân viên thủ quỹ. | |
4 | Thư viện viên hạng II/ | - Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được áp dụng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.. - Bản mô tả vị trí việc làm viên chức chuyên ngành thư viện quy định tại Thông tư số 10/2023 /TT- BVHTTDL ngày 09/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
II | Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ | |
1 | Y tế học đường | Bản mô tả vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. |
2 | Nhân viên Bảo vệ | |
3 | Nhân viên Phục vụ | |
4 | Nhân viên Nấu ăn |
Ghi chú: Căn cứ hướng dẫn mô tả vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ của Bộ quản lý công chức/viên chức chuyên ngành, lĩnh vực, các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng bản mô tả vị trí việc làm cụ thể và phù hợp với từng vị trí việc làm của đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định./.
PHỤ LỤC III
HƯỚNG DẪN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm hiệu trưởng
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Tên vị trí việc làm: Hiệu trưởng | Mã vị trí việc làm: |
Ngày bắt đầu thực hiện: | |
Quy trình công việc liên quan: | Thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non công lập của cơ quan có thẩm quyền. (Bổ sung cụ thể số, ký hiệu, trích yếu của văn bản) |
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non.
2- Các công việc và tiêu chí đánh giá
TT | Các nhiệm vụ, công việc | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc | |
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc | ||
2.1 | Tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non. | Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, sắp xếp, ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng. | Kiện toàn đầy đủ tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục mầm non theo quy định. Bảo đảm có người làm việc để triển khai tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non. |
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học. | Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được giáo viên, nhân viên, người lao động đồng thuận triển khai thực hiện. | ||
Tiếp nhận và quản lý trẻ em. | Trẻ em được xếp theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định; được yêu thương, bảo vệ, tạo điều kiện tham gia các hoạt động theo Chương trình giáo dục mầm non (đặc biệt là trẻ khuyết tật học hòa nhập). | ||
Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. | Hoàn thành chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; Có đầy đủ hồ sơ quản lý theo quy định. | ||
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện xã hội hoá giáo dục. | Bảo đảm công khai, minh bạch các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường và sử dụng đúng quy định của pháp luật. | ||
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. | Bảo đảm các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở; Huy động được các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. | ||
2.2 | Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên và người lao động. | Thực hiện các quy định về chi trả tiền lương, phụ cấp cho giáo viên, nhân viên và người lao động. | Tiền lương và phụ cấp của giáo viên, nhân viên và người lao động được chi trả đầy đủ, kịp thời theo quy định. |
Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, người lao động; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên, và nhân viên và người lao động tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục. | Giáo viên, nhân viên, người lao động được tham gia đầy đủ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; được tạo điều kiện để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. | ||
Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên, người lao động theo quy định. | Thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định. | ||
2.3 | Tham gia hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. | Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng. | Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt. |
Trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần. | Dạy đủ số giờ quy định và có chất lượng. | ||
2.4 | Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. | Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. | Tham gia đầy đủ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. |
3- Các mối quan hệ công việc
3.1- Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
Phòng Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp huyện) | Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục và trẻ em. | Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. |
3.2- Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban xã, phường, thị trấn; các cơ sở giáo dục mầm non khác. | Thực hiện nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục mầm non; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng. |
Các tổ chức, đoàn thể khác. | Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. |
4- Phạm vi quyền hạn
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục. |
4.2 | Quản lý trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý. |
4.3 | Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định. |
..............
Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ Thông tư 19/2023/TT-BGD&DT