Quy định chuẩn về ngôn ngữ ký hiệu cho người khuyết tật đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 17/2020/TT-BGDĐT vào ngày 29/06/2020.
Theo đó, chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật quy định về hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam dành cho người khuyết tật nghe, nói sử dụng. Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam trong quy định này bao gồm bảng quy ước mũi tên, bảng kí hiệu chữ cái và các dấu thanh, bảng kí hiệu chữ số và danh mục từ ngữ kí hiệu.
Cụ thể, danh mục từ ngữ kí hiệu này bao gồm 408 từ ngữ kí hiệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt. Cần lưu ý, nhìn vào hình vẽ và phần mô tả trước khi thực hiện kí hiệu. Thực hiện kí hiệu theo đúng thứ tự 1, 2, 3,… (nếu có) như trong hình vẽ và mô tả; thực hiện động tác của nét đứt trước, nét liền sau (nếu có).
Bên cạnh đó, vị trí làm kí hiệu là vị trí của bàn tay so với cơ thể khi làm kí hiệu. Vị trí làm kí hiệu khác nhau thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Khoảng không gian để thể hiện kí hiệu được giới hạn từ đỉnh đầu, khoảng không gian phía trước cơ thể mở rộng đến độ rộng của hai khuỷu tay ở hai phía, lưng và hông.
Hiệu lực của văn bản pháp luật này sẽ được bắt đầu từ ngày 01/09/2020. Sau đây là nội dung chi tiết của thông tư xin mời các bạn cùng tham khảo.