Soạn Địa 12 Bài 8 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển thuộc phần Đặc điểm chung của tự nhiên.
Địa 12 bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 39. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được đặc điểm của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 12.
Giải Địa lí 12: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Lý thuyết Địa lý 12 Bài 8
1. Khái quát về Biển Đông
- Biển Đông là vùng biển rộng (3.477 triệu km2), tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ…
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan và trữ lượng muối biển lớn.
- Tài nguyên hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...
d) Thiên tai
- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.
Trả lời câu hỏi Địa lí 12 Bài 8
Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
Trả lời:
*) Khí hậu:
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
*) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô....
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
- Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
- Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
*) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản:
- Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu -Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
- Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.
- Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng.
- Tài nguyên hải sản:
- Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
- Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
*) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 34 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 8 trang 39
Câu 1
Nêu khái quát về Biển Đông
Gợi ý đáp án
Cách 1
Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2.
Là biển tương đối kín, phái tây là lục địa, phía đông và phía nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.
Cách 2
Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.
Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu thuyền của thế giới qua lại thường xuyên. Do đó, Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương. Biển Đông cũng là con đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và ngược lại.
Nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng một triệu ki-lô-mét vuông (lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền), mở ra trên cả ba hướng: Đông, Nam và Tây-Nam, với chiều dài bờ biển trên 3.260 ki-lô-mét. Trên vùng biển của đất nước có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ (riêng hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo). Hiện nay, về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Trong các huyện đảo nói trên, có nhóm huyện đảo tuyến trong, nhóm huyện đảo tiền tiêu-biên giới và nhóm huyện đảo tiền tiêu.
Vùng biển của Việt Nam rất giàu tài nguyên và cũng là vùng biển chứa đựng nhiều giá trị về mỹ học, địa chất-địa mạo học với Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long và các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây còn là vùng biển có nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái phong phú và nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn. Với những yếu tố địa lý, lịch sử, xã hội và với sự đa dạng về tài nguyên như vậy, Biển Đông nói chung, vùng biển Việt Nam nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.
Câu 2
Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới khí hâu, địa hình và giới sinh vật vùng ven biển nước ta.
Gợi ý đáp án
Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.Biển Đông là nguốn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.
Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.
Các luồng gió từ biển thổi vào luổn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng ở phía tây đất nước.
Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
Địa hình và giới sinh vật vùng hiểnCác dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá trí về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trổng thuỷ sản, du lịch,..).
Giới sinh vật vùng biển rất đa dạng và giàu có: thể hiện ở các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo) giàu tài nguyên sinh vật.
Câu 3
Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.
Gợi ý đáp án
Tài nguyên thiên nhiên vùng biểnTài nguyên khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các mỏ sa khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển (trữ lượng lớn). Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối.
Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có nàng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và
Trường Sa còn có các rạn san hô và các loài sinh vật khác tập trung.
Thiên tai Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.