Thẻ đầu cuối là gì? Các phương tiện phải gắn thẻ đầu cuối?

Thẻ đầu cuối là gì? Phương tiện nào phải gắn thẻ đầu cuối?

Quy định về việc gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông

Từ ngày 01/8/2022, bắt đầu tiến hành thu phí tự động (ETC) trên toàn bộ các tuyến đường cao tốc. Khi nhắc đến ETC thì các tài xế sẽ nghe nhắc đến thẻ đầu cuối.

Vậy thẻ đầu cuối là gì? Gắn thẻ đầu cuối ở đâu? Không gắn thẻ đầu cuối bị phạt bao nhiêu? Mỗi phương tiện được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối? Là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Chính vì vậy mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Thẻ đầu cuối là gì?

- Thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện giao thông đường bộ để giao tiếp thông tin với hệ thống thu phí điện tử không dừng theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (còn gọi là ETC) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).

2. Các phương tiện cần gắn thẻ đầu cuối

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg thì các phương tiện sau đây phải gắn thẻ đầu cuối:

- Phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ;

- Các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ như:

  • Xe cứu thương;
  • Xe cứu hỏa;
  • Xe chuyên dùng phục vụ an ninh;
  • Xe sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc”.

Theo Thông báo 186/TB-VPCP, từ ngày 01/8/2022, tiến hành thu phí điện tử không dừng (ETC) trên tất cả các tuyến đường cao tốc. Như vậy, từ 01/8/2022, các phương tiện đi vào cao tốc bắt buộc phải gắn thẻ đầu cuối.

3. Gắn thẻ đầu cuối ở đâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg thì chủ phương tiện có thể gắn thẻ đầu cuối tại:

  • Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới;
  • Các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.

4. Không gắn thẻ đầu cuối bị phạt bao nhiêu?

Theo điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với phương tiện không gắn thẻ đầu cuối mà lưu thông vào làn ETC sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Người điều khiển phương tiện giao thông còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

5. Mỗi phương tiện được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối?

Một trong những nguyên tắc thu phí không dừng được quy định tại Điều 4 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg đó là:

Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống thu phí một dừng với hệ thống thu phí điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống; mỗi phương tiện chỉ dán 01 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc; việc quản lý, vận hành và công tác thu phí tại trạm (bao gồm cả làn thu phí hỗn hợp) sau khi áp dụng thu phí điện tử không dừng do một đơn vị thực hiện.

Như vậy, mỗi phương tiện giao thông chỉ được dán 01 thẻ đầu cuối.

Chủ đề liên quan

Hướng dẫn

Chính sách mới

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK