Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi hoạt động trang 39→42.
Soạn Hoạt động trải nghiệm 10 trang 39→42 giúp các bạn học sinh hiểu được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài giải Chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hoạt động trải nghiệm 10: Tham gia xây dựng cộng đồng
Hoạt động 1
Tìm hiểu biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội
Câu 1
Chia sẻ những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia.
Gợi ý đáp án
Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia:
- Hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa: thăm hỏi, tặng quà thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/12; thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ, những người có công với cách mạng nhân ngày 22/12,....
- Hoạt động tuyên truyền về văn hóa ứng xử: thực hiện ứng xử theo quy định ứng xử nơi công cộng,....
- Hoạt động tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội: tham gia tuyên truyền về tác hại của ma túy, của bạo lực học đường,...
- Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: tham gia vào các phong trào như Hiến máu nhân đạo, quyên góp cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt
- Hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh: tham gia tuyên truyền, phát đồ ăn, lương thực trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh Covid-19,....
- Hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan: tham gia trồng hoa ven đường, phân loại rác thải tại nguồn, thu gom rác thải, tổng vệ sinh môi trường nông thôn,....
- Hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa: tuyên truyền về ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, tố giác những hành vi xâm hại đến di tích,....
Câu 2
Thảo luận xác định các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội.
Gợi ý đáp án
- Thu hút cộng đồng và mở rộng quan hệ là điều quan trọng trong các hoạt động xã hội. Học sinh thảo luận và đưa ra các biện pháp phù hợp.
Biện pháp mở rộng quan hệ xã hội | Biện pháp thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội |
Tạo nhiều hoạt động tương tác. | Đưa ra cách chiến dịch và ý nghĩa của hoạt động. |
Đưa ra các lợi ích, điểm chung. | Kêu gọi, thuyết phục. |
Thân thiện và chủ động. | Mời những người có sức ảnh hưởng làm diễn giả. |
Hoạt động 2
Xác định nội dung cần tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng
Câu 1
Chia sẻ:
- Các biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa:
- Những vấn đề đang tồn tại trong giao tiếp, ứng xử nơi công cộng ở địa phương.
Gợi ý đáp án
- Các biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa:
+ Quan tâm, hỏi han những người xung quanh khi họ có chuyện buồn.
+ Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
+ Ăn mặc phù hợp trong đám hiếu.
+ Trẻ em, thiếu niên, thanh niên chào hỏi lễ phép người lớn khi gặp nhau.-
- Những vấn đề đang tồn tại trong giao tiếp, ứng xử nơi công cộng ở địa phương:
+ Hành vi xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng. Xuất hiện việc xả rác bừa bãi, tè bậy, viết bậy, ngồi lên các cổ vật, mặc đồ hở hang, đốt nhiều tiền vàng, làm mất đi sự tôn nghiêm và văn hóa.
+ Hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động khiếm nhã ở nơi công cộng.
+ Tình trạng chen chúc, xô đẩy, không nhường nhịn khi mua hàng
Câu 2
Thảo luận để xác định nội dung tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa phương.
Gợi ý đáp án
Các biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa | Những vấn đề đang tồn tại trong giao tiếp, ứng xử nơi công cộng ở địa phương. |
Chăm chú lắng nghe khi người khác nói Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi. Nói năng lịch sự, tế nhị Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ. Biết lỗi khi làm phiền người khác Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ Chân thành, cầu thị khi giao tiếp Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp Chào hỏi khi gặp gỡ | Thiếu sự tôn trọng mọi người. Thiếu hòa đồng và nhã nhặn. Gây rối loạn trật tự xã hội. (Học sinh sưu tầm thêm các biểu hiệ, vấn đề giao tiếp, ứng xử tại nơi công cộng ở địa phương) |
Hoạt động 3
Thực hiện biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội
Câu 1
Lựa chọn và thực hiện các biện pháp thu hút mọi người vào hoạt động xây dựng cộng đồng vào hoạt động xã hội.
Gợi ý đáp án
Các biện pháp thu hút mọi người vào hoạt động xây dựng cộng đồng vào hoạt động xã hội:
- Hoạt động phòng chống dịch bệnh: thường xuyên thực hiện tốt việc cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh trên cả nước; tổ tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 từ tỉnh đến cơ sở; phát huy tuyên truyền, định hướng thông qua các nhóm Zalo, Facebo
Câu 2
Lựa chọn và thực hiện các biện pháp mở rộng quan hệ phù hợp trong những sự kiện.
Gợi ý đáp án
- Học sinh thảo luận và lựa chọn những biện pháp mở rộng quan hệ phù hợp trong các sự kiện thường gặp:
+ Chủ động làm quen.
+ Tìm điểm chung trong sở thích.
+ Tận tình giúp đỡ.
+ Cởi mở và sẵn sàng chia sẻ.
+ Có thái độ thân thiện, tích cực trong giao tiếp.
Câu 3
Chia sẻ kết quả thực hiện.
Gợi ý đáp án
- Học sinh chia sẻ những kết quả thực hiện được sau hoạt động: Biết thêm nhiều bạn mới, học tập được nhiều thói quen tốt, tham gia được nhiều hoạt động ý nghĩa…
- Thảo luận và trao đổi với bạn cùng những kết quả đạt được.
Hoạt động 4
Lập kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng
Câu 1
Lựa chọn nội dung cần tuyên truyền và xây dựng kế hoạch tuyên truyền.
Gợi ý đáp án
Lựa chọn nội dung cần tuyên truyền và xây dựng kế hoạch tuyên truyền:
- Mục tiêu: khắc phục hiện tượng nói tục, bạo lực nơi công cộng.
- Nội dung: không nói bậy, chửi thề, đánh nhau.
- Hình thức và phương tiện: sân khấu hóa.
- Phân công trách nhiệm:
Bạn A, B, C xây dựng và thể hiện tiểu phẩm.
Bạn H liên hệ với trưởng thôn/ tổ trưởng tổ dân phố, người dân.
Bạn D, L, N, K, S vận động, thuyết phục các đối tượng tham gia.
- Đối tượng tham gia: Người dân ở các lứa tuổi trong cộng đồng.
- Thời gian: ngày....giờ.....tháng.....năm....
- Địa điểm: nhà văn hóa thôn/ tổ dân phố.
- Kết quả mong đợi: người dân thấy tác hại của nói tục, bạo lực nơi công cộng để thay đổi thói quen.
Câu 2
Chia sẻ kế hoạch trước lớp, tiếp thu góp ý và điều chỉnh kế hoạch.
Gợi ý đáp án
- Chia sẻ kế hoạch Tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch trước lớp. Học sinh tiếp thu ý kiến đóng góp và điều chỉnh kế hoạch đã xây dựng cho phù hợp.
- Nhận ra những thiếu sót, hạn chế của kế hoạch: về nội dung/ hình ảnh/ phương pháp để khắc phục.
Hoạt động 5
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng
Câu 1
Thực hiện tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa điểm đã chọn.
Gợi ý đáp án
HS tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa điểm đã chọn, đảm bảo các yêu cầu:
- Thể hiện nội dung đã chuẩn bị bằng các hình thức đã lựa chọn.
- Đảm bảo sự tương tác với người tham gia.
- Đặt các câu hỏi thu thập thông tin phản hồi để kiểm tra kết quả tuyên truyền.
- Khích lệ người tham gia trực tiếp tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng cho người thân và những người xung quanh.
Hoạt động 6
Tham gia kết nối cộng đồng
Em hãy vận dụng các biện pháp mở rộng qua hệ xã hội và thu hút mọi người trong cộng đồng cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.
Gợi ý đáp án
Vận dụng các biện pháp mở rộng qua hệ xã hội và thu hút mọi người trong cộng đồng cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị:
- Xây dựng cảnh quan, vệ sinh môi trường.
- Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử, nếp sống văn minh.
- Xây dựng ý thức chấp hành pháp luật và trật tự công cộng.
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo hộ nghèo, người già neo đơn trên địa bàn.
Hoạt động 7
Đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng của bản thân
Tự đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng của em dựa vào các tiêu chí sau:
- Các hoạt động phát triển cộng đồng đã tham gia.