Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào? là Câu hỏi 2 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2.
Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Hương khúc, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.
Đề bài: Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào? Tình cảm ấy trong đoạn trích được thể hiện bằng cách nào?
Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào?
Mẫu tham khảo số 1
- Tình cảm: Yêu mến, trân trọng.
- Tình cảm được thể hiện qua những chi tiết:
- Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.
- Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, nùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏa ra và làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi. Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ;
- Mỗi khi bà tôi nhào bột xong, tôi cũng cúi rạp người xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh và hít thật sâu.
- Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng; Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người; Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường,...
Mẫu tham khảo số 2
- Tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ tình cảm: Yêu mến, nhớ thương và trân trọng; nâng niu chiếc bánh khúc như nâng niu chính nẹp ẩm thực dân tộc.
- Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu văn chứa đựng cảm xúc của tác giả:
- Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.
- Mùi thơm ngậy của rau khúc chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏ ra làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi.
- Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ.
- Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng.
- Căn bếp là nơi chốn ấm áp và ngập tràn thương nhớ của tôi.