Bài văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc có sử dụng thành phần tình thái và phụ chú, được Download.vn giới thiệu.
Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8 vô cùng hữu ích, hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú. Chỉ ra thành phần tình thái và thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc có sử dụng thành phần tình thái và phụ chú
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc - Mẫu 1
“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ gợi cho tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Cách xưng hô “em - ta” thật độc đáo. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” chính là nhà thơ. Mỗi năm, dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Có lẽ nhân vật “ta” muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương cùng về. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Xuất hiện đầu tiên là hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn - đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.
- Câu có thành phần tình thái: Có lẽ nhân vật “ta” muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương cùng về.
- Câu có thành phần phụ chú: Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn - đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau .
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc - Mẫu 2
Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel - một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp giá trị đến bạn đọc.
- Câu có sử dụng thành phần tình thái: Chắc hẳn , khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.
- Câu có sử dụng thành phần phụ chú: Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn.