Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa”, được Download.vn giới thiệu.
Nội dung bao gồm dàn ý và 4 bài văn mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 8. Mời tham khảo ngay sau đây.
Đề bài: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).
Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa
Suy nghĩ về lòng nhân ái - Mẫu 1
Những truyện ngắn của Thạch Lam thường nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng sâu sắc. Một trong số đó phải kể đến Gió lạnh đầu mùa, gửi gắm bài học giá trị về lòng nhân ái.
Các nhân vật trong truyện đều hiện lên với tấm lòng nhân hậu bao dung, trước hết phải kể đến Sơn. Có thể thấy, Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà Sơn trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối với bọn trẻ con trong xóm, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng và tỏ ra thân thiết.
Không chỉ riêng Sơn, Lan cũng là một cô gái tinh tế, tốt bụng. Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả Sơn và Lan đều cảm thấy thương xót cho con bé. Lúc này, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với Lan. Hai chị em thảo luận một hồi rồi quyết định về nhà lấy chiếc áo bông đem cho Hiên. Chi tiết Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo, còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui” gợi ra những tình cảm chân thành, đẹp đẽ của hai nhân vật này.
Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Rõ ràng, khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, người đọc cảm nhận được tình yêu thương giữa con người bao trùm lấy toàn bộ câu chuyện.
Lòng nhân ái rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Bởi xã hội còn rất nhiều người có hoàn cảnh đáng thương. Đặc biệt hơn cả, khi chúng ta giúp đỡ người khác sẽ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Lòng nhân ái chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để bài học lớn về lòng nhân ái.
Suy nghĩ về lòng nhân ái - Mẫu 2
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc, gửi gắm bài học về lòng nhân ái.
Trước hết, lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ, cũng như có sự thấu hiểu với những người xung quanh, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, lòng nhân ái được thể hiện qua nhiều nhân vật.
Tiêu biểu nhất là chị em Lan và Sơn. Dù xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh khá giả. Nhưng chị em Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo hay coi thường những đứa trẻ nghèo nơi xóm chợ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.
Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Ở đây, nhân vật mẹ Sơn cũng là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.
Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự lòng nhân ái là thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người.