Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ông cha ta đã để lại những câu nói mãi về sau, về kinh nghiệm cũng như hiện tượng, tình cảm trong đời sống của con người. Tiểu biểu trong đó có câu tục ngữ "Tháng Giêng là tháng ăn chơi"
Dường như qua câu tục ngữ ấy chúng ta có thể hiểu được nhiều điều, và đặc biệt hơn nữa là về mục đích của câu tục ngữ, và từ đó rút ra được ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của con người. Sau đây mời các bạn học sinh lớp 12 cùng theo dõi dàn ý kèm theo 3 bài văn mẫu Suy nghĩ về hiện tượng Tháng Giêng là tháng ăn chơi trong bài viết dưới đây.
Dàn ý suy nghĩ hiện tượng Tháng Giêng là tháng ăn chơi
1. Mở Bài
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, là dịp để con cháu được sum vầy bên mâm cỗ đoàn viên. Đó cũng là thời điểm con người được nghỉ ngơi để chào đón năm mới sau một năm làm việc vất vả, bởi vậy mà dân gian có câu:
"Tháng giêng là tháng ăn chơi"
2. Thân Bài
* Lí giải vì sao Tháng giêng là tháng ăn chơi?
- Bước vào những ngày đầu tháng giêng là dịp mà mọi người cùng nhau ăn uống, chúc tụng cầu mong cho người thân, bạn bè xóm giềng có được một năm may mắn, ăn nên làm ra, được sung túc, đủ đầy
- Nhà nhà đi lễ chùa cúng bài hay thắp hương cầu an khắp các chùa chiền
- Nhiều lễ hội cũng được tổ chức rầm rộ trên khắp mọi miền đất nước, như lễ hội Lim ở Bắc Ninh, lễ hội Chọi Trâu ở Thanh Hóa,...
- Nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, thể dục thể thao cũng được tổ chức hòa trong không khí tươi mới của đất trời
- Nỗi lo toan thường nhật của cuộc sống thường ngày được mọi người gác lại để hòa trong niềm vui chung ngày tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc.
* Thực trạng tháng Giêng "ăn chơi" hiện nay:
- Nhiều người trẻ lại lấy cái cớ " tháng ăn chơi " ấy mà nhậu nhẹt bê chè rồi khiến nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra
- Bao người mất trắng tài sản chỉ sau một ván bài rồi về đánh vợ, mắng con.
- Tệ nạn mê tín, dị đoan còn diễn ra một số nơi
- Tháng giêng cũng là dịp mà khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại, các khu du lịch cũng có dịp để tạo nguồn lợi lớn về kinh tế.
- Nhiều nơi nhân viên phải làm việc với năng suất cao thậm chí phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu giải trí, ăn uống, vui chơi của quý khách hàng.
* Bàn luận:
- Tháng giêng không chỉ là tháng ăn chơi mà còn là tháng của công việc, cần sắp xếp và ứng dụng phù hợp.
- Không nên quá sa đọa vào ăn chơi mà gây lãng phí tiền bạc, của cải cho bản thân, gia đình và xã hội.
3. Kết Bài
Sau những ngày vui chơi cần phải biết cân bằng lại cuộc sống, tập trung vào công việc, chăm chỉ hơn nữa, dùng toàn bộ năng lượng để tiếp tục nỗ lực và hoàn thiện mình. Đồng thời, cần phải biết nắm bắt cơ hội để phát triển, nắm bắt thời điểm để nâng cao kinh tế, thu nhập.
Suy nghĩ hiện tượng Tháng Giêng là tháng ăn chơi - Mẫu 1
Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có một đặc trưng riêng. Riêng với mùa xuân, thiên nhiên và con người đều dành cho nó một sự ưu ái vô cùng lớn bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, là dịp tết đến con cháu được sum vầy bên mâm cỗ đoàn viên. Đó cũng là lúc mà sau một năm vất vả với những công việc của cuộc sống, con người được nghỉ ngơi để chào đón năm mới, để thư giãn và tận hưởng hương vị của đất trời ngày xuân. Bởi vậy mà trong ca dao dân ca của người Việt luôn có câu: "Tháng giêng là tháng ăn chơi".
Thật vậy, bước vào những ngày đầu tháng giêng là dịp mà mọi người cùng nhau đi thăm hỏi, chúc tụng những điều tốt đẹp cho người thân, bạn bè xóm giềng có được một năm may mắn, ăn nên làm ra, được sung túc, đủ đầy. Đây cũng là thời điểm mà nhà nhà đi lễ chùa, cúng bài hay thắp hương cầu an khắp các chùa chiền. Vào tháng giêng, nhiều lễ hội cũng được tổ chức rầm rộ trên khắp mọi miền đất nước, như lễ hội Lim ở Bắc Ninh, lễ hội Chọi Trâu ở Thanh Hóa,...đó là những nét văn hoá vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, ngày nay với sự phát triển nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức hòa trong không khí tươi mới của đất trời. Các xã, thôn tổ chức các trận đấu bóng chuyền, các hoạt động văn nghệ mừng đảng mừng xuân được phát động tạo nên sự hứng khởi, vui tươi rộn ràng vào tháng giêng. Dường như bao nhiêu nỗi lo toan thường nhật của cuộc sống thường ngày được mọi người gác lại để hòa trong niềm vui chung ngày tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc. Ai ai cũng vui tươi phấn khởi, cũng hồ hởi, reo vui. Mọi người đều tràn trề niềm hạnh phúc, thiên nhiên tràn trề sức sống, đâu đâu cũng hội hè, nơi nơi tiếng nhạc, tiếng ca rộn rã. Những chuyến du xuân cũng được khởi hành trong những ngày đầu năm mới.
Song, nhiều người trẻ lại lấy cái cớ "tháng ăn chơi" ấy mà nhậu nhẹt bê chè rồi khiến nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra vì say xỉn. Bao người mất trắng tài sản chỉ sau một ván bài rồi về đánh vợ, mắng con. Nhiều người lại quá mê tín mà đi đến những nơi cầu cúng giải hạn vô căn cứ mà mất tiền oan rồi cuối cùng cũng chả được gì. Vốn quan niệm của cha ông xưa "có thờ có thiêng" vì vậy ai cũng mong cầu cho mình được bình an, được đức trên che chở, nhưng thiết nghĩ vẫn cần phải phù hợp, không nên quá mê tín dị đoan mà làm mất đi nét đẹp văn hóa thờ cúng vốn có. Bởi chẳng ai có thể giàu sang, sung sướng khi mà suốt ngày ăn chơi lêu lỏng, tụ tập những quan bar sáng đêm hay ăn nhậu thâu đêm suốt tháng cả.
Hiện nay, đất nước ngày càng phát triển, những nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc được giữ gìn và phát huy song cần vận dụng phù hợp với thực tiễn. Tháng giêng cũng là lúc mà nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí, vì vậy mà các khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại ,các khu du lịch cũng có dịp để tạo nguồn lợi lớn về kinh tế. Vào những ngày tháng giêng, đến các siêu thị hàng loạt các mặt hàng bày bán phục vụ tết và ngày rằm được bày bán cô cùng lớn. Nhiều hoạt động vui chơi trúng thưởng, đặc biệt các nơi vui chơi của trẻ em cũng được đầu tư và mở rộng hơn với hình thức phong phú, nhân viên trong những nơi này cũng phải làm việc với năng suất cao thậm chí phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu giải trí, ăn uống, vui chơi của quý khách hàng. Như vậy, ta có thể thấy, tháng giêng không chỉ ăn chơi mà còn là tháng làm việc, là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân phát triển hơn với những loại hình phục vụ đa dạng và phong phú.
Tháng giêng là tháng ăn chơi, có ăn, có chơi, nhưng mọi thứ phải chừng mực và vừa phải. Không nên quá sa đọa vào ăn chơi mà gây lãng phí tiền bạc, của cải cho bản thân, gia đình và xã hội. Sau những ngày vui chơi cần phải biết cân bằng lại cuộc sống, tập trung vào công việc, chăm chỉ hơn nữa, dùng toàn bộ năng lượng để tiếp tục nỗ lực và hoàn thiện mình. Đồng thời, cần phải biết nắm bắt cơ hội để phát triển, nắm bắt thời điểm để nâng cao kinh tế, thu nhập.
Suy nghĩ hiện tượng Tháng Giêng là tháng ăn chơi - Mẫu 2
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ông cha ta đã để lại những câu nói mãi về sau, về kinh nghiệm cũng như hiện tượng, tình cảm trong đời sống của con người. Tiểu biểu trong đó có cả câu tục ngữ về những hiện tượng của tháng trong một năm “ tháng giêng là tháng ăn chơi” hay “Tháng giêng ăn nghiên bồ thóc”. Dường như qua câu tục ngữ ấy chúng ta có thể hiểu được nhiều điều, và đặc biệt hơn nữa là về mục đích của câu tục ngữ, và từ đó rút ra được ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của con người.
Tại sao tháng đầu năm,lại có thể được gợi là tháng ăn chơi? Câu ca dao như đã cho chúng ta có thể hiểu rằng đây chính là tháng khởi đầu của một năm. Tháng khởi đầu cho một năm của dân Việt ta quan niệm đó chính là tháng quyết định tới sự may mắn của cả một năm trời. Tháng giêng chính là tháng nghỉ ngơi sau bao nhiêu năm vất vả của năm cũ. Theo truyền thống của nhân dân ta thì hội hè thường tập trung nhiều nhất vào tháng Giêng có lẽ chính bởi vậy mà tháng giêng được coi là một tháng ăn chơi
Có lẽ hình ảnh tháng giêng chắc không ai trong chúng ta còn thấy xa lạ nữa. Tháng giêng là tháng ăn chơi, vì thế mà mới có thể “ ăn nghiêng bồ thóc” là vậy. Chúng ta đã biết rằng mở đầu cho tháng giêng bằng tết Nguyên Đán rộn ràng khắp phố phường, nào là thịt mỡ và cả những cặp bánh chưng, nào là dưa hành, các loại kẹo mứt. Và trong những ngày này mọi người như đã tạm gác công việc vất vả của một năm qua sang một bên và hãy giành thời gian cho gia đình bạn bè. Tết đến xuân về đi tới đâu cũng có hoa đào, mai, quất thi nhau khoe sắc thắm. Và dường như lúc này con người cũng quan niệm rằng đến chơi tết mà không ăn một cái kẹo,uống một ngụm trà thì có thể nói cả năm đó làm ăn sẽ không được may mắn. Và còn đặc biệt vào những ngày quan trọng như trong những đêm giao thừa chúng ta ăn uống nhằm đón mừng năm mới trong những tràng pháo hoa tuyệt đẹp. Dường như đó là cả một chuỗi ngày tết chúng ta ăn uống rất nhiều.
Và không chỉ có ngày tết mà ở Việt Nam chúng ta như còn có những ngày lễ khác nữa cũng không kém phần đặc sắc như là hội Lim ở Bắc Ninh, hội gióng, hội trọi trâu, hội Bà Chúa Kho, và hội Đền Hùng… có thể nói các ngày hội thay phiên nhau diễn ra, chính vì thế tháng giêng này người ta cũng như ít làm việc hơn và thường xuyên đi hội.
Câu tục ngữ “Tháng giêng là tháng ăn chơi” của ông cha ta để lại không chỉ muốn nói tới những ngày lễ hội ngày tết mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Ta như có thể thấy chính nghĩa đó như muốn nhắc nhở chúng ta dù có làm gì đi nữa thì cũng không nên quên đi những phong tục tập quán cùng giá trị truyền thống tốt đẹp.
Lớp ý nghĩa thứ nhất đó là chúng ta nên biết cân bằng trong cuộc sống, và phải biết chi tiêu hợp lý trong ngày hội. Cho dù rằng là một năm chỉ có một lần nhưng cũng không nên ăn chơi chác táng, và cũng không nên nghĩ tới khả năng kinh tế của gia đình, để lúc “ nghiêng bồ thóc” rồi mới thấy vất vả, chật vật.
Và lớp ý nghĩa thứ hai là chúng ta nên tiết kiệm cả thời gian của mình. Và bởi vì chính thời gian là đáng quý nhất vì khi trôi qua một khắc một giây thì nó sẽ không bao giờ trở lại nữa. Thế nên chúng cần có hành động tích cực để không phải hối hận bởi những điều mình đã làm.
Như vậy, có thể nói rằng trong câu tục ngữ đó đã nói lên được tất cả những thực trạng cũng như về ý nghĩa sâu xa của nó. Và trong mỗi chúng ta hãy biết mức độ của việc vui chơi bởi cái gì quá cũng không tốt. Và trong năm nay có thể ăn nghiêng cả bồ thóc nhưng năm sau có thể ăn cạn cả bồ thóc, hay cứ đủng đỉnh ăn chơi hết cả tháng Giêng chính vì thế hãy biết cân bằng chi tiêu, và tiết kiệm. Và phải có như thế thì gia đình bạn mới có một năm mới khởi sự thành công phát tài phát lộc được.
Suy nghĩ hiện tượng Tháng Giêng là tháng ăn chơi - Mẫu 3
Đối với không ít người, tháng giêng không phải là tháng “ăn chơi” mà là “tháng…” “ăn làm”. Họ vừa ăn Tết, vừa làm việc, nhiều trường hợp căng thẳng hơn cả ngày thường.
Tết nhất vui vẻ nhân ngấm một chút men rượu, một bạn hiền trong bàn cao hứng “sửa một tí” mấy câu ca dao quen thuộc mà đọc thầm: “Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè. Tháng tư lẳng lặng mà nghe. Cái nghèo nó đến bên hè chói chang”. Đọc xong lại cùng nhàn đàm tại chỗ về câu thứ nhất, tạm viết ra đây.
Đối với không ít người, tháng giêng không phải là tháng “ăn chơi” mà là “tháng…” “ăn làm”. Họ vừa ăn Tết, vừa làm việc, nhiều trường hợp căng thẳng hơn cả ngày thường. Đấy là những người tham gia hoạt động trong “nền công nghiệp phục vụ Tết”. Hãy lấy ví dụ mấy ngày qua, những người đứng chân trong khu vực thương mại, bán hàng ở các siêu thị, các chợ đầu mối, chợ bán sỉ bán lẻ, cửa hàng thực phẩm rau quả có “rút chân” ra khỏi vị trí của minh để đi “ăn chơi” không? Chắc là chẳng thể. Vì nhu cầu xã hội và cung cách làm ăn đua tranh thời mới không cho phép những nhà quản lí ngưng “làm” để “chơi”. Họ phải điều hành nhân viên có mặt thường trực trên thị trường. Mồng 3 Tết năm nay các siêu thị của hệ thống Coop Mart bán cả chục tấn gà tươi nguyên con mỗi ngày cho khách tiêu dùng ở Sài Gòn. Thế đó, khi bộ máy của “nền công nghiệp Tết” vận hành theo nhịp thở gấp gáp của đời sống đô thị hiện đại thì nó không thể điền nhiên dừng lại ở “mủi giờ” giao thừa để “ăn chơi” suốt tháng giêng. Mà như ta thấy, ngay hai ngày đầu năm mới, mở hàng sát sinh “hóa kiếp” cho hơn 500 chú lợn và bò để đưa thịt chúng ra thị trường “tươi sống”. Những cửa tiệm tạp hóa quanh năm bày bán cả trăm cả nghìn mặt hàng, đến mùng một, mùng hai nhiều chủ tiệm không muốn chờ ngày tốt để mở cửa bán tân niên, mà cứ thế theo đà “năm cũ rủ năm mới” nối liền một mạch đón khách ngay sáng sớm đầu năm. Mồng 3 mồng 4 tết, nhiều công ti như Bibica (Bánh kẹo Biên Hòa) hoặc Fahasa (Phát hành sách TP. HCM) đã sớm hoạt động. Bây giờ thử nhìn sang khu vực giải trí. Tuần đầu năm cả triệu lượt khách tìm đến các tụ điểm vui xuân, các công viên văn hóa như Đầm Sen, Suối Tiên, các nơi mở hội hoa xuân, bày cây cảnh như Tao Đàn, đường Nguyễn Huệ – TP. HCM, các điểm biểu diễn vãn nghệ, rạp hát, rạp chiếu bống, đại khái những chỗ nào đáp ứng nhu cầu vui chơi ba ngày Tết của dân. Ở những nơi đó, cả một guồng máy những người thưởng trực đảm đương nhiều phần việc khác nhau nhằm phục vụ cho kịp. Có chỗ khởi động công việc từ “trong tết” ra “ngoài tết”, sang cho tới “mồng 11, mồng 12”, mãi đến rằm tháng giêng chưa chắc đã dứt. Vì rằm tháng giêng lại sẽ bùng lên một loạt dịch vụ liên quan đến Tết Thượng nguyên của người Việt ta cũng là Tết Nguyên tiêu của người Hoa. Nào hương đèn, áo giấy, bánh trái, xe cộ, xăng dầu, đồ ăn uống. Có người tiêu thụ ắt phải có kẻ buôn bán. Nghĩa là có người vẫn “đi làm” chứ chẳng “ngồi chơi”. Ai chơi thì chơi, chứ không có người “làm” lấy gì để “chơi”. Như ai nấy đều biết qua hệ thống thông tin đầu năm, thì Tết này có ngót 3 vạn bà con Việt kiều về quê ăn Tết, và 140.000 khách nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất, một số trong đó sẽ du lịch đó đây, lên Đà Lạt, ra Nha Trang, về Long Xuyên, Hà Tiên, viếng Hội An, Đà Nẫng, cư ngụ tại các khách sạn, đi lại qua các bến, ga, phố chợ…
Cộng với số lượng người du lịch và khách vãng lai trong nước, nhu cầu sinh hoạt của tất cả họ đòi hỏi sô người làm việc đầu tháng giêng không thể vắng mặt. Sau Tết Bính Tuất, cùng với đồng nghiệp, vừa rắt xe ra đường trong đầu tôi chợt lóe lên câu ca dao đã nhàn đàm với bạn: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, ừ, muốn ăn thì ăn, muốn chơi thì chơi, nhưng đâu chỉ “ăn chơi” suông, mà quanh ta đã bắt đầu khởi động nhịp quay nhanh của sinh hoạt đời mới. Chốt lại câu ca “tháng giêng ăn chơi” vẫn còn nguyên giá trị tinh thần gọi ta liên tưởng tới các phong thái làm việc điền đạm từ tốn ngày xuân, cũng phản ánh phần nào sinh hoạt của một xả hội nông nghiệp xưa.
Ngày nay nhịp sống công nghiệp ở đô thị cho thấy tháng giêng là tháng “ăn làm” và “làm ăn” của nhiều giới. Và trước hết đối với giới công chức, cán bộ công nhân viên Nhà nước thì không thể “ăn chơi” theo cái nghĩa đen sì sì như câu ấy. Song theo nghĩa “thăng hoa” ta vẫn thấy lòng mát dịu khi đọc lại mấy câu ca cũ. Bởi nghe như có một ngọn gió đồng xa xôi, từ quê nhà thái đến, vĩnh viễn làm rung những cánh chuồn chuồn hoặc những vòm hoa ớt rực đỏ trong kỉ niệm ngày kia…