Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông mang đến dàn ý chi tiết kèm theo 12 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận ngày một hay hơn.
Suy nghĩ Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông gồm mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Qua bài văn mẫu này khơi dậy cảm hứng học tập cho các em học sinh, đánh thức tư duy văn học, sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú mới lạ, có sức hút cao để đạt kết quả cao trong bài viết số 2 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm nghị luận quan niệm về hạnh phúc.
Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông
- Dàn ý Tuổi trẻ học đường giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Hành động của tuổi trẻ học đường giảm thiểu tai nạn giao thông
- Suy nghĩ của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông
Dàn ý Tuổi trẻ học đường giảm thiểu tai nạn giao thông
I. Mở bài:
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....).
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư.
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông.
III. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông hiện đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nó không chỉ gây nên những hậu quả đáng tiếc về tính mạng mà còn gây nên những nỗi đau tinh thần lớn lao. Vậy tuổi trẻ học đường chúng ta cần phải làm gì để góp phần làm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông? Câu hỏi này khiến rất nhiều tầng lớp cũng như các cấp ngành phải đau đầu.
Tai nạn giao thông không được coi là tệ nạn thế nhưng nó đang gây nên nhiều vấn đề nhức nhối cho con người. Tình trạng tai nạn giao thông diễn ra từng ngày từng giờ gây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia cứ mỗi ngày Việt Nam có thêm khoảng 33 vụ tai nạn giao thông trên cả nước. Con số này dường như không có dấu hiệu suy giảm thậm chí còn gia tăng theo từng ngày.
Nguyên nhân của tai nạn giao thông thì có rất nhiều, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó yếu tố khách quan có thể kể đến như cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến việc tình trạng tai nạn tăng cao xuất phát từ ý thức của mỗi người điều khiển phương tiện giao thông.
Đã từ lâu xây dựng văn hóa giao thông đã được các tổ chức rất chú trọng và coi đó là là biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông. Văn hóa giao thông ở đây tức là tuyên truyền cho người dân chấp hành đúng luật an toàn giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn,…. Ngoài ra còn phải ứng xử văn minh khi tham gia điều khiển giao thông. Tuy nhiên để đưa biện pháp này phát triển sâu rộng vào trong cuộc sống cần phải có sự vào cuộc của các ban ngành, và toàn bộ người dân. Nhất là đối với đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học sinh chúng ta những người đang nắm tương lai của đất nước cần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông này?
Thứ nhất, chúng ta phải hiểu về sự nguy hại do tai nạn giao thông gây ra. Nó không chỉ gây nên những nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần, bóng ma ám ảnh rất nhiều người. Không những thế nó còn là gánh nặng của toàn xã hội khi mỗi năm ngân sách nhà nước dành cho ma chay, cấp cứu người tai nạn giao thông càng tăng.
Thứ hai, bạn cần phải thay đổi ý thức chính bản thân mình bằng việc chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Hiện nay có hiện tượng học sinh tan trường dàn hàng hai, hàng ba thậm chí hàng bốn lưu thông trên đường gây nên ùn tắc giao thông. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta phải điều chỉnh hành vi của mình. Không phóng nhanh vượt ẩu, không dàn hàng, không lạng lách đánh võng, đi đúng làn, đúng tốc độ, không vượt đèn đỏ… Bởi nó không chỉ giúp bạn trở nên có văn hóa mà còn bảo vệ chính tính mạng của bạn và mọi người.
Thứ ba, học sinh phải đóng vai trò là những người tuyên truyền tích cực nhất trong việc xây dựng văn hóa giao thông. Bởi đây là những mầm non tương lai của đất nước, sự phồn vinh của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức và hành vi của các em.
Điều cuối cùng, bạn nên tham gia vào những tổ chức tình nguyện như thanh niên tình nguyện vì an toàn giao thông, mùa hè xanh…. Bởi trong những năm qua những tổ chức của thanh niên tình nguyện đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối giao thông, giảm ùn tắc, giữ văn minh trong giao thông.
Thay đổi ý thức bản thân chính là việc nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông. Ngay từ bây giờ mỗi cá nhân hãy điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình để góp phần khiến cho xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Hành động của tuổi trẻ học đường giảm thiểu tai nạn giao thông
Bài làm mẫu 1
Tai nạn giao thông từ bao lâu nay đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu xã hội. Con số thống kê số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao đã rung lên một hồi chuông báo động về vấn đề này. Là một nhân tố của xã hội, đã và đang tham gia giao thông, chúng ta nên suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối của xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Cục an toàn giao thông đã phân tích và thống kê số vụ tai nạn giao thông hàng năm xảy ra trên cả nước và cho ra con số 100 vụ trong một ngày trên địa bàn 64 tỉnh thành. Tai nạn giao thông không chỉ xảy ra trên đường bộ mà còn xảy ra trên cả đường thủy, đường sắt, thậm chí đường hàng không...Tất cả các phương tiện tham gia giao thông từ thô sơ đến hiện đại như xe đạp, xe máy, tất cả đối tượng tham gia giao thông từ trẻ em đến người già, từ những người chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia giao thông đến những người đã có nhiều kinh nghiệm đều có thể xảy ra tai nạn giao thông. Tuổi trẻ học đường là một trong những đối tượng đó.
Mỗi ngày trôi qua, tai nạn giao thông đều gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho cuộc sống của con người. Khi tai nạn giao thông xảy ra, người tham gia giao thông là đối tượng đầu tiên gánh chịu những nỗi đau. Đầu tiên họ phải chịu đựng những tổn thương trực tiếp về cơ thể, sức khỏe. Nhẹ thì tổn thương các bộ phận trên cơ thể, nặng có thể mất đi khả năng di chuyển hoặc thậm chí là tính mạng của chính mình. Gia đình người gặp nạn cũng phải gánh chịu những đau thương khó lòng nguôi ngoai. Những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông trước tiên gặp phải cú sốc tinh thần khi nghe tin dữ, mất đi những khoản chi phí lớn để chữa trị cho người bị tai nạn. Nhiều gia đình mất đi người thân của mình mãi mãi. Những người vợ mất đi chồng của mình, những đứa trẻ mất đi cha, và những người làm cha làm mẹ “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Đó là những nỗi đau tinh thần cả cuộc đời cũng không thể nguôi ngoai.
Không chỉ ảnh hưởng tàn phá cuộc sống cá nhân, tai nạn giao thông còn gây ra những hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra đều hủy hoại đến cơ sở vật chất giao thông. Nhà nước không chỉ mất những khoản phí tu sửa lại mà còn phải xây dựng thực hiện những chính sách trợ cấp xã hội cho những người mất khả năng lao động mà một bộ phận không nhỏ là nạn nhân tai nạn giao thông. Tình trạng tai nạn giao thông tăng cao có ảnh hưởng đến tâm lí người dân và du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch...
Thực trạng đáng lo trên khiến nhiều người băn khoăn nguyên nhân do đâu mà tai nạn giao thông ngày càng tăng cao như vậy? Trước hết phải kể đến ý thức chủ quan cả những người trực tiếp tham gia giao thông. Lưu thông trên dòng phương tiện nhưng nhiều người coi thường luật lệ giao thông, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt đèn đỏ, lấn làn phương tiện khác gây ra những va chạm. Bởi vì vội vàng, thiếu kiên nhẫn mà bất chấp lạng lách, không tự chủ được tay lái gây tai nạn cho chính mình và cho người khác. Có rất nhiều trường hợp do vô ý hay sự mất tập trung khi lái xe mà gây nên những vụ tai nạn thương tâm. Bên cạnh đó, tai nạn xảy ra còn do chất lượng cơ sở vật chất. Nhiều công trình giao thông bị xuống cấp như ổ gà, ổ voi,... Do sự quản lí và xử phạt vi phạm giao thông từ các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Còn rất nhiều nguyên nhân khác xong có lẽ chủ yếu vẫn là do ý thức cá nhân.
Như vậy, chúng ta cần hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Là thế hệ trẻ, ngồi trên ghế nhà trường cũng là đối tượng tham gia giao thông, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông. Khi tham gia giao thông, cần có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, chú ý quan sát và tập trung khi điều khiển các phương tiện. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên vận động bạn bè, người thân cùng nhau thực hiện an toàn giao thông để tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng.
Mỗi cá nhân đều là một phần tử quan trọng của xã hội, xã hội văn minh, cuộc sống mới hạnh phúc. An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, giảm thiểu tai nạn giao thông là nâng cao và bảo vệ đời sống con người. Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Bài làm mẫu 2
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nóng hổi cũng là mảng tối trong bức tranh giao thông đòi hỏi cả xã hội phải có một cuộc chiến thực sự với nó. Đi khắp các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà như là lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người. Dẫu không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà khoa học, một bác sĩ hay một kĩ sư nhưng bạn và tôi, mỗi học sinh chúng ta hoàn toàn có thể góp phần nhỏ bé vào việc đẩy lùi hiểm họa ấy vì sự bình yên của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Bạn đã bao giờ tận mắt chứng kiến tai nạn giao thông - điều đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước chúng ta? Bạn đã bao giờ bực bội trước sự hỗn loạn của giao thông mà bất lực vì mình chẳng thay đổi được gì? Tôi tin chắc câu trả lời là “có”. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận một thực trạng đau xót: tai nạn giao thông là một điểm đen trong bức tranh giao thông phức tạp ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cùng với lưu lượng xe gắn máy di chuyển ngày càng nhiều. Thật khủng khiếp khi chúng ta biết rằng số người chết do tai nạn giao thông lớn hơn nhiều so với số người chết do bão lũ. Có gì đáng tự hào khi Việt Nam nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về số vụ tai nạn giao thông? Có gì để tự hào đâu khi phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều do những người Việt trẻ gây ra?
Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn ấy, trước hết là từ ý thức của những người tham gia giao thông. Họ chưa biết quý trọng bản thân, chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của những hành vi vi phạm luật lệ giao thông, mà khi hối tiếc thì sự thể đã muộn. Vì thế, đi trên đường họ nghênh ngang, coi thường, không chấp hành luật giao thông. Bạn đừng giật mình khi tôi nêu ra một vài con số sau đây: 80% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng luật quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không dùng đèn chiếu xa và rất rất nhiều người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng hoặc không đúng quy cách nhằm đối phó với lực lượng công an. Và bạn sẽ lại giật mình nữa khi nhận thấy người thân của chúng ta cũng vi phạm những lỗi như vậy một cách rất “hồn nhiên”. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xảy ra do ý thức thấp kém của những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sự an toàn tính mạng của người đi đường. Tivi, báo chí đã nhiều lần cảnh báo việc rải đinh trên đường quốc lộ làm người đi xe trên đường bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Đó là một thực tế đau lòng mà chúng ta không thể phủ nhận.
Trên cái nền chung ấy, thực trạng tham gia giao thông của tuổi trẻ học đường ra sao? Chúng ta vui mừng trước việc ý thức tham gia giao thông của học sinh chúng ta ngày một nâng cao. Nhiều hoạt động, nhiều lời kêu gọi về an toàn giao thông đã được các bạn nhiệt tình hưởng ứng. Song bên cạnh đó, vẫn có những hiện tượng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chắc chắn bạn cũng như tôi đã từng chứng kiến cái cảnh cổng trường giờ tan học bị mắc kẹt. Từng nhóm bạn chờ nhau, tụ tập nói chuyện, mặc bác bảo vệ ra sức giải tán, mặc người đi đường la lối, nhắc nhở. Rồi khi đi trên đường, mặc cho mật độ giao thông vốn đã dày đặc, các bạn dàn hàng ba, hàng bốn nói chuyện ầm ĩ, mải mê đến mức quên cả xung quanh. Có những bạn đã bị tai nạn vì thiếu tập trung chú ý vào việc đi đường. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những hiện tượng nổi cộm khác. Do điều kiện kinh tế khá giả, học sinh đi xe gắn máy đến trường dù chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe. Khi đi xe, nhiều bạn vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, phóng nhanh lạng lách, quẹt lửa chân chống, “tráng trứng” trên đường,… Khi xảy ra va chạm giao thông thì có thái độ hung hăng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, bất chấp phải trái. Đặc biệt, một vấn nạn nhức nhối là hiện tượng các “anh hùng xa lộ” lập phi đội bay, sẵn sàng đánh đổi với tính mạng của mình.
Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do ý thức của mỗi học sinh mà còn do đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi: bồng bột, ham vui, thích ra oai, thích thể hiện “cái tôi”. Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để bốc đầu ra oai với bạn bè? Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để lạng lách phóng nhanh, vượt ẩu chỉ vì một lời khích bác? Bạn ơi, đó đâu phải cách tuyên xứng “cái tôi” cá nhân của mỗi người. Cái tôi của chúng ta được khẳng định bằng những dạng thức khác: bằng học tập, bằng tính cách chân thành, cởi mở, nhiệt tình, ham học hỏi. Và bạn sẽ đẹp dần lên trong mắt mọi người.
Thực trạng giao thông Việt Nam nói chung và của nhiều bạn học sinh nói riêng đang gióng lên một hồi chuông khẩn thiết yêu cầu bạn và tôi, chúng ta cùng phải nhập cuộc và hành động. “Một cây làm chẳng nên non” nhưng “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chỉ cần bạn thấy đau trước tai nạn giao thông, chỉ cần trong bạn vang lên tiếng nói của trách nhiệm, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những việc làm thiết thực. Trước hết, mỗi chúng ta phải nắm vững luật giao thông, tôn trọng và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Bạn không chỉ là người thực hiện tốt mà hãy là một tuyên truyền viên tốt nữa, nhắc nhở chính bố mẹ, người thân, bạn bè nếu họ vi phạm, làm gương cho các em nhỏ tuổi hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các phong trào tìm hiểu về an toàn giao thông, phong trào tình nguyện trong giao thông. Một giọt nước không làm nên biển cả nhưng vô số giọt nước sẽ tạo thành đại dương. Chỉ cần tất cả chúng ta hợp sức, tôi có lòng tin vào sự chuyển biến tích cực của bức tranh giao thông Việt Nam.
Bản thân tôi cũng từng dàn hàng ngang đi trên đường khi tan học về và đã phải bó bột suốt hai tuần liền. Tôi tự thấy mình may mắn vì vẫn còn cơ hội để hối hận và sửa chữa sai lầm. Nhưng có bao nhiêu người đã không còn cơ hội để hối hận và làm lại nữa. Vậy thì bạn ơi, để không bao giờ phải thốt lên “nếu như", “giá như" thì bạn hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông nhé.
Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Ngày mai bắt đầu từ chính ngày hôm nay, tương lai bắt đầu từ chính hiện tại”. Bức tranh giao thông hôm nay và ngày mai phụ thuộc rất nhiều vào tuổi trẻ học đường – những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, chúng ta bằng sức trẻ và nhiệt huyết, hãy hành động thiết thực để đem lại khoảng sáng cho giao thông Việt Nam.
Bài làm mẫu 3
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.
Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.
Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội đồng thời thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông?
Trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào về “Văn hóa giao thông ”? Khái niệm văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm văn hóa nói chung. Văn hóa giao thông là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau:
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau: Tính pháp lý khi tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác
Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận sinh viên, thanh niên có “văn hóa giao thông” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe,… Một số sinh viên còn đi xe mô tô, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy… Khi tan trường, sinh viên “tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng.Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… Thậm chí khi có sự va quẹt thì thoái thác trách nhiệm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…
Sinh viên, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những sinh viên các bạn hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:
Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông….
Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sach – đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng…
Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông. Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”…
Sinh viên, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, chúc các bạn sinh viên khi tham gia giao thông đều an toàn.
Bài làm mẫu 4
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu.
Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường xá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh đổi với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @ phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân, nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế – xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không hoạt động do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ thấy văng tục, gườm nhau. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn ra đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung hành khách. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật, chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng án ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi, và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.
Suy nghĩ của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông
Bài làm mẫu 1
Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Tính chất tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy là thế hệ tuổi trẻ, là thế hệ mai sau của đất nước, chúng ta phải làm thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Điều ấy đã và đang đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ hơn bao giờ hết phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để chung sức kiềm chế, đẩy lùi những nguy cơ trên.
Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông, sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn. Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tai nạn giao thông.
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường, trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói "Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật". Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.
Ở cấp quốc gia, vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật.
Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nạn giao thông. Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông. Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.
Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Vì vậy, với việc giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung, nhà nước cần phải có một số biện pháp mạnh với những kẻ không ý thức, những kẻ cố tình gây nạn cho người khác, và đó chính là những kẻ phóng nhanh vượt ẩu làm mối đe dọa cho người tham gia giao thông. Còn đối với giao thông học đường nói riêng chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông, mà phải bằng hành động cụ thể.
Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình đã bao giờ vi phạm lỗi giao thông không, có bao giờ gây tai nạn giao thông không. Tất nhiên là có, không ai chưa bao giờ vi phạm lỗi giao thông dù đó chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng qua mỗi lần như vậy chúng ta phải biết nhìn nhận và rút kinh nghiệm để lần sau không tái phạm và mỗi học sinh chúng ta phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn. Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.
Bài làm mẫu 2
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Bất cứ ai đều có thể nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề để có những hành động thiết thực để giảm thiểu tình trạng trên trong đó có thế hệ trẻ, thế hệ học sinh. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không hoạt động do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ có văng tục, gườm nhau. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang điều tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.
Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm. Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.
Bài làm mẫu 3
Tai nạn giao thông đang là một mối đe dọa đến toàn xã hội. Không chỉ gây ra những cái chết thương tâm nó còn là nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo nàn, những vết thương tâm lí không thể xóa nhòa. Vậy tuổi trẻ học đường phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam trong thời gian qua đang có dấu hiệu gia tăng. Theo ủy ban an toàn giao thông quốc gia trung bình mỗi ngày trên khắp cả nước có khoảng 33 vụ tai nạn xảy ra. Điều này gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế và xã hội. Tai nạn giao thông không chừa bất cứ một ai từ già cho đến trẻ, lớn hoặc bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường xá xuống cấp, phương tiện giao thông kém chất lượng và phần nhiều nó xuất phát từ chính ý thức tham gia giao thông của mỗi cá nhân. Tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng làm mất văn hóa giao thông lại gây nên nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Tai nạn giao thông không chỉ là nỗi đau của gia đình mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Mỗi gia đình có người thân bị tai nạn giao thông đi kèm với nó là những hậu quả vô cùng nặng nề. Sang chấn tâm lí, thậm chí mất khả năng lao động và tử vong. Đó là lí do khiến tình trạng nghèo đói của nước ta tăng nhanh và mạnh. Chưa kể mỗi năm chi phí dành xã hội dành cho việc cứu chữa bệnh nhân tai nạn giao thông cũng rất lớn.
Vậy phải làm gì để hạn chế tai nạn giao thông? Thiết nghĩ đây là một vấn đề cần sự chung tay của tất cả các cấp ngành, và toàn xã hội chứ không phải riêng ai. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là đối tượng trẻ tuổi. Những người trẻ tuổi là người có tiếng nói và hành động thiết thực nhất trong công cuộc giảm thiểu tai nạn giao thông. Không những thế họ cũng là đối tượng tham gia giao thông nhiều nhất.
Xây dựng văn hóa giao thông là điều mà rất nhiều cấp ngành trăn trở không chỉ trong việc chấp hành các quy định giao thông mà còn trong hành vi ứng xử với nhau. Để thực hiện văn hóa giao thông điều đầu tiên mà những người tham gia giao thông cần làm đó chính là nghiêm chỉnh tuân thủ luật an toàn toàn giao thông, đi đúng làn đường, không vượt đèn tín hiệu không lạng lách đánh võng.
Về tính cộng đồng tham gia giao thông cũng là điều được quan tâm. Thể hiện ở việc không chen lấn và sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn khi có tình huống xảy ra. Tính cộng đồng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, ngăn chặn vi phạm và chấm dứt hiện tượng vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Thế nhưng trên thực tế, bên cạnh một bộ phận người nghiêm chỉnh chấp hành văn hóa giao thông vẫn còn đó những cá nhân những người vô ý thức bằng chứng là việc: phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, đi sai làn đường, chở quá số người quy định, chạy xe không có bằng lái. Một số bạn sinh viên còn tổ chức đua xe, dàn hàng mỗi khi tan trường, nghe điện thoại thậm chí trêu đùa nhau khi điều khiển phương tiện giao thông.
Tuổi trẻ là lứa tuổi có đóng góp quyết định vào tương lai của đất nước, Bác Hồ đã từng khẳng định tương lai đất nước thịnh hay suy phụ thuộc chủ yếu vào hành vi nhận thức của những người này. Vì thế ngay bây giờ các bạn trẻ hãy thay đổi suy nghĩ hành vi nhận thức của mình trong tham gia giao thông bằng việc: Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông như đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không dàn hàng khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó thanh niên cũng là lực lượng xung kích để tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tích cực tuyên truyền luật giao thông đến với mọi người.
An toàn giao thông chính là hạnh phúc của toàn xã hội. Chính vì thế tuổi trẻ học đường- thế hệ mầm non tương lai của đất nước phải thể hiện được sự quyết tâm của mình trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao ý thức hành vi của toàn xã hội, để đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp.
Bài làm mẫu 4
Bất kể một xã hội nào cũng tồn tại rất nhiều những vấn đề nóng hổi. Nó chính là những vấn nạn khiến cho con người phải đau đầu tìm cách giải quyết. Với một đất nước như Việt Nam, ngoài những tệ nạn về rượu chè, ma túy. Thì tai nạn giao thông cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy không phải là một tệ nạn song nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối mà các cấp ngành đang tìm cách tháo gỡ nó dần dần. Bởi nếu không có biện pháp điều chỉnh nó sẽ khiến cuộc sống mỗi người bị ảnh hưởng nặng nề trên nhiều phương diện. Theo thống kê của cục an toàn giao thông cả nước thì mỗi ngày trên khắp đất nước có khoảng gần 100 vụ tai nạn giao thông xảy ra. Tai nạn giao thông không chỉ ở đường bộ, mà còn là đường sắt, đường sông. Và đối tượng bị tai nạn giao thông cũng đa dạng từ người già cho đến trẻ em, từ những phương tiện thô sơ cho đến hiện đại. Nó được coi như một quốc nạn ở Việt Nam hiện nay.
Và tất nhiên khi đã nói là quốc nạn thì nó cũng gây những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống con người. Trước hết nó ảnh hưởng đến chính bản thân những người bị tai nạn. Những cá nhân bị tai nạn giao thông thường bị mất đi sức khỏe, tài sản và sức lao động. Nhẹ thì giảm sức lao động nặng hơn thì mất hoàn toàn và phải phụ thuộc vào người khác, đó là chưa kể có nhiều trường hợp gây thiệt mạng.
Đối với những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông hậu quả cũng nặng nề không kém. Biết bao nhiêu gia đình tán gia bại sản chỉ vì có người thân bị tai nạn giao thông, số tiền để chạy chữa không hề nhỏ chút nào. Đó là còn chưa kể nhiều gia đình mất đi người thân, vợ mất chồng, con mất cha mẹ. Gây nên những hoàn cảnh tang thương thậm chí nhiều gia đình con cái phải bỏ học để chăm sóc và kiếm tiền nuôi cha mẹ vì không còn khả năng lao động. Ngoài nỗi đau về vật chất, về thể xác thì nó còn trở thành bóng đen ám ảnh mỗi cá nhân.
Không chỉ dừng ở cá nhân ở gia đình, mà xã hội cũng đang phải chịu những hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông. Mỗi năm nhà nước phải bỏ ra một số tiền lớn cho việc chữa bệnh, mua thuốc cho người tai nạn giao thông. Những khoản tiền trợ cấp xã hội cho người mất khả năng lao động. Trật tự xã hội bị đảo lộn, tình trạng giao thông cũng khiến cho các nhà đầu tư hay khách du lịch cảm thấy bất an khi đến Việt Nam.
Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nó bắt nguồn từ chủ quan và khách quan. Do chất lượng các công trình giao thông đã bị xuống cấp một cách nghiêm trọng nhiều ổ gà, ổ voi. Do việc quản lí chất lượng phương tiện tham gia giao thông chưa được kiểm duyệt chặt chẽ. Nhiều phương tiện đã cũ không đảm bảo an toàn vẫn được lưu thông trên đường phố hay việc xử lí trường hợp vi phạm giao thông vẫn chưa nghiêm khắc mà chỉ dừng ở mức độ răn đe. Và có lẽ nguyên nhân lớn hơn cả nó xuất phát từ chính ý thức bản thân của những người tham gia giao thông. Họ còn chưa hiểu biết về luật an toàn giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ lấn làn.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là vấn đề vô cùng khó khăn nó đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp các ngành cũng như toàn xã hội. Nhất là những đối tượng học sinh sinh viên. Bởi họ là đối tượng tham gia giao thông nhiều nhất. Trước hết cần phải trang bị cho mình một hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm chỉnh các điều lệnh khi điều khiển giao thông. Tuyên truyền với cộng đồng người thân, bạn bè thực hiện an toàn giao thông. Cực lực lên tiếng tố giáo các hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Mỗi cá nhân chúng ta hãy góp phần công sức của mình để làm cho xã hội này văn minh hơn. An toàn giao thông không chỉ là hạnh phúc của mỗi người mà còn là hạnh phúc của mọi nhà.
Bài làm mẫu 5
Chiến tranh đã qua đi, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc sau tháng ngày gian khổ, sau xương máu của sự hi sinh. Vậy nhưng thực tế thì con người ngày ngày vẫn đang đối diện với các mối nguy hại như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Một trong số những vấn nạn nổi cộm, gây nhiều nguy hại cho cuộc sống hiện nay là tai nạn giao thông. Và tuổi trẻ học đường chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Trước hết, chúng ta phải hiểu về tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là sự va chạm giữa người tham gia giao thông, các phương tiện giao thông gây ra những tác động không tốt cho con người. Tai nạn giao thông xảy ra trên nhiều môi trường khác nhau bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không,…Xảy ra tai nạn giao thông hoặc các va chạm giao thông là đánh mất đi an toàn giao thông.
Hiện nay có rất nhiều vấn nạn liên quan đến giao thông mà an toàn giao thông là một trong số đó. Khi nói về an toàn giao thông, chúng ta thường nghĩ về những hình ảnh tai nạn khắp nơi thay vì hình ảnh người tham gia giao thông đúng chuẩn. Một năm trên đất nước ta xảy ra vô số vụ tai nạn giao thông và nó cũng khá phổ biến trong môi trường học đường, với các em học sinh. Biểu hiện của việc đánh mất an toàn giao thông rất cụ thể. Chúng ta có thể kể đến như: các phương tiện lớn hơn thường có xu hướng chèn ép các phương tiện nhỏ; người đi bộ băng qua đường một cách vội vã, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông bất chấp đèn tín hiệu và các cán bộ giao thông; các em học sinh đi dàn hàng ba hàng bốn và thường xuyên không đội mũ bảo hiểm. Chúng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân của việc đánh mất an toàn giao thông. Có nhiều nguyên do dẫn đến việc đánh mất an toàn giao thông. Về nguyên nhân khách quan là do hệ thống đường giao thông còn chưa đảm bảo được an toàn cho các phương tiện lưu thông. Hệ thống đường giao thông vẫn còn bất cập với những đoạn đường khúc khuỷu, các ổ gà hoặc cá biển chỉ dẫn, biển cấm chưa thật sự phù hợp, cầu đường không đáp ứng nhu cầu trọng tải và nhiều tuyến đường luôn trong tình trạng sửa chữa. Thời tiết, biến đổi khí hậu đột ngột làm mực lên xuống của sông, suối, thủy triều diễn ra bất thường và người tham gia giao thông không thể ứng phó kịp thời. Nhưng phần lớn lỗi vẫn thuộc về nguyên nhân chủ quan là do ý thức của người tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường, nhiều người còn chen lấn dẫn đến ùn tắc. Phóng nhanh, vượt ẩu bất chấp đèn tín hiệu, đội mũ bảo hiểm với sự chống đối, uống rượu khi lái xe, không có am hiểu về luật giao thông. Nhiều người vì vội vã trong công việc mà không kiểm soát được tốc độ đi xe gây ra tai nạn đáng tiếc. Còn với các em học sinh, nguyên nhân gây mất an toàn giao thông trong môi trường học đường phần lớn vì sự vội vàng của các em. Vì các em thức giấc muộn, sợ muộn giờ học nên hay phóng nhanh, vượt ẩu. Phần lớn các em học sinh chưa có hiểu biết về luật an toàn giao thông và còn chủ quan đi hàng ba hàng bốn, lạng lách, đánh võng gây ra nhiều tai nạn đau thương.
Mất an toàn giao thông đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó gieo rắc đau thương và làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình. Hình ảnh đám cưới trở thành đại tang ở Quảng Nam năm 2018 vừa qua khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xót xa. Quả thật, hậu quả tai nạn giao thông để lại là không lường. Những người tham gia giao thông phải đánh đổi bằng tính mạng của mình, hoặc bị thương rất nghiêm trọng và mất đi khả năng lao động. Gia đình, người thân đau đớn, xã hội buồn đau trước những tình cảnh đáng thương của họ. Thậm chí, họ còn phải đối diện với pháp luật vì sự sai trái khi vi phạm luật giao thông những số phận phải thay đổi chỉ vì sai lầm phút chót. Chính vì tình trạng mất an toàn giao thông cũng đã làm mất đi hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Sự phát triển của quốc gia dân tộc cũng đang đang chịu những ảnh hưởng trực tiếp vì tình trạng mất an toàn giao thông. Khi tai nạn xảy đến với các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó cướp đi của các em là cuộc đời, là tuổi trẻ, là ước mơ và hi vọng. Cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng sẽ đau chung nỗi đau của các em.
Để đảm bảo an toàn giao thông cần phải có những biện pháp phù hợp và thống nhất giữa các cơ quan chuyên ngành, đoàn thể. Trước hết, phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật giao thông, nghiêm túc chấn chỉnh các hành vi vi phạm luật giao thông. Nhà nước, chính quyền cần quan tâm bố trí tu sửa những đoạn đường thiếu an toàn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông. Phân luồng, sắp xếp giao thông cần phù hợp với tình trạng dân cư khu vực để giảm bớt ùn tắc. Dù an toàn giao thông khó có thể thực hiện trong ngày một ngày hai nhưng chỉ cần mỗi cá nhân nâng cao nhận thức, chung tay xây dựng thì sẽ tạo nên an toàn giao thông và góp phần gìn giữ, dựng xây non sông.
Mỗi công dân đều có thể góp sức mình vào quá trình giữ gìn an toàn giao thông. Và tuổi trẻ học đường càng có trách nhiệm lớn với công cuộc đảm bảo an toàn giao thông. Chúng ta có thể hành động từ những việc làm nhỏ như chấp hành luật giao thông: không phóng nhanh vượt ẩu, tuân thủ đèn xanh đèn đỏ và quan trọng nhất là học tập tu dưỡng mỗi ngày để có thể truyền đạt lại cho mọi người xung quanh về những kiến thức giao thông an toàn, nhắc nhở bạn bè, gia đình, người thân luôn luôn đội mũ bảo hiểm, tuân thủ đèn tín hiệu, học tập luật giao thông để có những kiến thức bảo vệ cho bản thân và cho chính mọi người xung quanh. Mỗi người chúng ta đừng vì tiện lợi nhanh chóng, tạm bợ mà vượt đèn, băng đường thay vì đi cầu vượt. Thức dậy sớm hơn một chút để công việc không còn vội vàng, chuẩn bị mọi giấy tờ, tài liệu, đồ đạc cần thiết cho công việc để tránh mất thời gian và cũng là đảm bảo an toàn cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội.
An toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi chúng ta đặc biệt là với tuổi trẻ học đường. Những hậu quả của mất an toàn giao thông là bài học cảnh tỉnh sâu sắc tới tất cả mọi người. Nếu bạn đã từng vi phạm luật giao thông, từng đánh mất an toàn giao thông thì hãy nhanh chóng sửa đổi khi còn có thể. An toàn giao thông là bảo vệ chính chúng ta, gia đình và cũng vì một xã hội tốt đẹp hơn.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn mẫu hay nhất