Sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN - Địa lí 11

Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN

Giải Địa lí 11 Bài 12 Cánh diều

Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN hoặc một quốc gia thành viên của ASEAN? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm khi học về chương trình Địa lí 11 Cánh diều.

Hi vọng với câu trả lời dưới đây giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó nhanh chóng trả lời được câu hỏi Vận dụng Địa lí 11 Bài 12 sách Cánh diều. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: Giới thiệu một số thông tin về hoạt động của Việt Nam ở Liên hợp quốc, sự khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN

Câu hỏi

Tìm hiểu và giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN hoặc một quốc gia thành viên của ASEAN

Gợi ý đáp án

Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN

Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".

Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.

Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:

  • Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học
  • Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
  • Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế
  • Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học
  • Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Liên kết tải về

pdf Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN
doc Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK