Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập trang 65, hướng dẫn chuẩn bị bài.
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Ôn tập trang 65
Câu 1. Trình bày đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.
- Phần mở đầu: Dẫn dắt, giới thiệu được về cuốn sách hoặc bộ phim sẽ giới thiệu.
- Phần thân bài:
- Nêu khái quát về tác giả, cũng như cuốn sách hoặc bộ phim sẽ giới thiệu.
- Tóm tắt lại nội dung của cuốn sách hoặc bộ phim.
- Ấn tượng của người đọc/người xem về cuốn sách hoặc bộ phim.
- Ý nghĩa của cuốn sách hoặc bộ phim.
- Phần kết bài: Khẳng định lại giá trị của cuốn sách hoặc bộ phim.
Câu 2. Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng sau.
Phương diện tóm tắt | Chuyến du hành về tuổi thơ | “Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh | “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết | Giới thiệu cho bạn đọc nội dung và cảm nhận của người đọc về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. | Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim về nội dung, diễn xuất, cảnh quay. | Giới thiệu và lan tỏa ý nghĩa của phương pháp giáo dục trẻ em tiến bộ của thầy hiệu trưởng Tô-mô |
Nội dung chính | Tóm tắt nội dung và trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ | Mẹ vắng nhà là một bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ và thời chiến tranh. | Giới thiệu câu chuyện về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô, ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này - giáo dục dựa trên tình yêu thương, tôn trọng trẻ. |
Cấu trúc | Phần 1 (Đoạn 1): nêu tên tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm. Phần 2 (Đoạn 2, 3 và 4): tóm tắt nội dung và đánh giá tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ. Phần 3 (Đoạn 5): khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích mọi người nên tìm đọc | Phần 1 (Đoạn 1, 2): giới thiệu thông tin chung về bộ phim: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, giải thưởng mà bộ phim đạt được, nhận xét khái quát về bộ phim. Phần 2 (Đoạn 3, 4, 5 và 6): tóm tắt nội dung, nhận xét thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh quay, diễn xuất,... của bộ phim. Phần 3 (Đoạn 7): khẳng định giá trị của bộ phim. | Phần 1: giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Phần 2: tóm tắt nội dung cuốn sách, nêu ấn tượng về người viết cuốn sách Phần 3: sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết trên toàn cuốn sách |
Cách thể hiện thông tin | Rõ ràng, mạch lạc | Cụ thể, rõ ràng | Mạch lạc, lô-gíc |
Câu 3. Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:
a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
Gợi ý:
a.
- Thành phần biệt lập: trời ơi
- Chức năng: cảm thán, bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng
b.
- Thành phần biệt lập: cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi
- Chức năng: chú thích cho “một cuộc trò chuyện thật đặc biệt”
c.
- Thành phần biệt lập: nghe nói
- Chức năng: phỏng đoán về sự việc Lợi đã đi lập nghiệp ở phương xa.
Câu 4. Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc.
- Cuốn sách hoặc bộ phim được nhiều người quan tâm, biết đến.
- Cách mở bài khơi gợi được sự tò mò, hứng thú của người đọc.
- Thông tin về cuốn sách hoặc bộ phim cần chính xác
…
Câu 5. Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.
- Kĩ năng trình bày: thuyết trình ngắn gọn, rõ ràng.
- Nội dung cần hấp dẫn, thú vị…
Câu 6. Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới”?
Mỗi cuốn sách đều chứa đựng một kho tàng tri thức mới mẻ về cuộc sống, con người sẽ được khám phá và học hỏi nhiều điều thú vị, bổ ích cũng giống như “chuyến du hành vào vùng đất mới”.