Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, hướng dẫn chuẩn bị bài chi tiết.
Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo nội dung của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình học tập môn Ngữ văn.
Soạn văn 8: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?
Gợi ý:
- Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ấn tượng nổi bật: lũ lụt gây thiệt hại về tài sản, mùa màng
Câu 2. Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.
- Sống chung với lũ là luôn sẵn sàng đối mặt với lũ lụt, chấp nhận những khó khăn bất lợi và sẵn sàng đương đầu khi lũ tới, đồng thời cũng tìm cách khai thác ích lợi từ nó.
- Nguồn gốc của thành ngữ: do nước ta thường xuyên xảy ra lũ lụt, người dân đã quen và cảm thấy cần phải thích nghi thay vì tránh né.
Đọc văn bản
Câu 1. Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long nhận ra không thể “sống” thiếu lũ.
Câu 2. Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?
Các vùng đồng bằng châu thổ thường được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm.
Câu 3. Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?
- Có tuổi địa chất trẻ.
- Nằm tận cùng của lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau.
Câu 4. Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?
- Lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt.
- Có thêm nguồn nước dồi dào giúp ích cho nông nghiệp và thủy sản phát triển với năng suất sinh học lớn.
Câu 5. Vì sao có lũ lớn lại điều được người dân miền sông nước mong đợi?
- Năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,...
- Chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao.
- Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn.
Câu 6. Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào?
- Kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa.
- Kết nối giữa sông và hai bên bờ.
- Sự kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả.
Câu 7. Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản?
Đoạn văn lý giải nhan đề tại sao miền châu thổ lại cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?
Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản: lợi ích của lũ lụt, từ đó cần chuyển từ sống chung với lũ sang chào đón lũ.
Câu 2. Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?
- Ý kiến: có thể xếp vào văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Nguyên nhân: văn bản đã chỉ ra cơ chế hình thành lũ lụt, các ưu và nhược điểm của lũ.
Câu 3. Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của các trình bày đó.
- Thông tin trong văn bản được trình bày theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Cách trình bày trên giúp người đọc hiểu được giá trị mà lũ lụt mang đến cho con người.
Câu 4. Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn: ưu điểm, nhược điểm.
- Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa: cho thấy lũ lụt mang đến nhiều lợi ích hơn là tác hại, cần biết cách khai thác để có được lợi ích.
Câu 5. Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?
Mục đích của tác giả là khẳng định việc đồng bằng sông Cửu Long không thể sống thiếu lũ, từ đó thuyết phục người đọc cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Câu 6. Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em biết?
- Trước đây: lũ lụt là một thiên tai, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Sau khi đọc văn bản: lũ lụt cũng đem lại nhiều lợi ích, cần tận dụng
Câu 7. Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?
- Ý kiến: không thể áp dụng
- Nguyên nhân: mỗi khu vực đều có điều kiện tự nhiên khác nhau, ảnh hưởng của lũ lụt cũng sẽ khác nhau.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Gợi ý:
Nhờ có văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ mà tôi đã có thêm những kiến thức bổ ích về lũ lụt. Không chỉ có những tác hại, lũ lụt cũng đem đến một số lợi ích nhất định cho con người, đặc biệt là với người dân ở miền châu thổ sông Cửu Long. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long dần nhận ra không thể “sống” thiếu lũ. Họ mong đợi những trận lũ lớn bởi năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,... Không chỉ vậy, chắc chắn năm sau việc canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn. Chính vì vậy, con người cần phải thay đổi tâm lí từ sống chung sang chào đón lũ.