Tài liệu Soạn văn 8: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam, sẽ được Download.vn giới thiệu với những kiến thức hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 8: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Trước khi đọc
Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị.
- Một số truyện cười như: Lợn cưới áo mới, Treo biển, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai may,...
- Kể truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày: Ngày xưa, có anh học trò nọ dốt nát nhưng đi đến đâu cũng khoe là mình văn hay chữ tốt. Có người tưởng thật liền mời anh về dạy cho con trẻ. Một hôm, khi đang dạy sách Tam thiên tự, dạy đến chữ “kê” thầy không biết là chữ gì. Học trò lại hỏi gấp quá nên thầy trả lời đại: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ nên dặn học trò đọc bé lại.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?
- Lợn cưới, áo mới: tính khoe khoang
- Treo biển: thiếu chính kiến
- Nói dóc gặp nhau: tính khoác lác
Câu 2. Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?
- Thông thường người ta chỉ hỏi: “Có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và trả lời là: “Tôi chẳng thấy con lợn nào cả”.
- Nhưng trong hoàn cảnh một anh muốn khoe áo mới, một anh muốn khoe có con lợn để làm đám cưới thì lời nói nhằm vào chữ “mới”, “cưới”. Các thông tin “lợn cưới, áo mới” là không cần thiết, nhằm mục đích chính là khoe khoang.
Câu 3. Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?
Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết: mặc áo mới ra cửa đứng mong có người đi qua sẽ khen; đứng từ sáng tới chiều, phanh vạt áo để gây sự chú ý; trả lời thừa thông tin về chiếc áo mới khi có người hỏi về con lợn cưới.
Câu 4. Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?
- Nhà hàng bán cá bỏ dần các chữ trên biển khi có người nhận xét.
- Nếu là chủ nhà hàng, em sẽ lắng nghe những lời nhận xét, nhưng không mù quáng nghe theo mà phải có sự suy nghĩ, xem xét các lời nhận xét và có sự tiếp thu lời nhận xét đúng đắn.
Câu 5. Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?
Sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần là một thủ pháp nghệ thuật. Nếu tình huống này chỉ xảy ra một lần thì có thể hiểu rằng nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là cái biển bị cất đi, tức là nhà hàng không có chính kiến, dù việc sử dụng biển là không hề sai và thừa.
Câu 6. Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?
- Truyện Nói dóc gặp nhau phần lớn là lời đối thoại của hai nhân vật: anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng.
- Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của chiếc ghe và cái cây đèo phi thực tế. Kiểu nói dóc này có nơi gọi là nói trạng. “Tài năng” của người nói dóc là nghĩ ra những điều không bao giờ có thực, phi lô-gíc. Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu.
Câu 7. Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chỉ tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?
- Truyện Nói dóc gặp nhau có chi tiết tạo bất ngờ ở cuối truyện:
- Anh chàng đi xa về nghe thế cãi: Làm gì có cây cao vậy?/Không thể tin được.
- Anh kia lúc đó mới cười: Nếu không có cái cây cao thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?
=> Anh chàng đi xa khoác loác về chuyện phương xa xứ lạ nhưng bị anh chàng trong làng bóc mẽ. Bản thân anh chàng đi xa cũng không chấp nhận được lời nói dóc của anh chàng trong làng nên đã cãi lại. Việc cãi này cho thấy chính anh ta cũng thừa nhận chuyện cái ghe của mình là “không thể tin được”. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa phải tự phủ nhận lời nói của bản thân.
- Ý nghĩa: cảnh tỉnh rằng lời nói dối trước sau cũng bị phát hiện, trong thiên hạ còn có nhiều người giỏi hơn mình.
Câu 8. Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?
Sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học: chủ yếu phê phán thói hư tật xấu, hình thức bông đùa phê phán nhẹ nhàng.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.
Gợi ý:
Truyện cười Lợn cưới, áo mới đã phê phán tính khoe khoang - một thói xấu trong xã hội. Những người có tính cách này thường thích phơi bày cho mọi người xung quanh thấy những thứ mình có, thường là về vật chất. Mục đích của việc khoe khoang là để thỏa mãn bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ, khen ngợi. Nhưng việc khoe khoang sẽ đem lại những hậu quả. Người thích khoe khoang dễ trở nên kiêu ngạo. Lâu dần, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh háo danh, trọng hình thức. Họ không chú trọng đầu tư cho trí tuệ, tâm hồn. Vẻ hào nhoáng bên ngoài sẽ sớm mai một theo thời gian. Vật chất cũng không tồn tại vĩnh viễn. Người thích khoe khoang sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy chán ghét, xa lánh. Chính vì vậy, con người cần tránh xa thói khoe khoang để bản thân tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán