Văn bản "Thân thiện với môi trường" giúp học sinh hiểu rõ hơn về những sản phẩn gắn mác "thân thiện với môi trường". Chính vì vậy, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Thực hành đọc: "Thân thiện với môi trường".
Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo tài liệu này để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn bài Thực hành đọc: “Thân thiện với môi trường”
1. Đặc điểm của loại văn bản
- Văn bản nghị luận.
- Nội dung:
- Bàn về một vấn đề trong xã hội: Những sản phẩm được gắn mác “Thân thiện với môi trường”.
- Các lí lẽ, dẫn chứng được triển khai một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Hình thức:
- Các phần được phân chia cụ thể, các mục được đánh dấu (*) và in đậm.
- Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn.
- Số liệu nhiều số liệu chính xác, cụ thể.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Các hình ảnh minh họa…
2. Vấn đề chính được nói đến trong văn bản
Vấn đề chính được nói đến trong văn bản: Tính hai mặt của những sản phẩm được coi là thân thiện với môi trường.
3. Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản
- Một số ví dụ: 131 lần, 0% nhựa, 1/4 sản lượng, 5000 đồng một chiếc, 100%...
- Việc dẫn các số liệu cụ thể sẽ giúp cho cung cấp thông tin một cách khách quan, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.
4. Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại
- Văn bản đã đem đến những thông tin bổ ích cho người đọc về những sản phẩm được gắn mác “thân thiện với môi trường”.
- Những sản phẩm tưởng chừng như thân thiện với môi trường, nhưng suy xét kĩ lưỡng, chúng vẫn đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, với tư cách là một người tiêu dùng, chúng ta hãy nhận thức rõ về mỗi hành động của mình, cần cẩn trọng trong việc sử dụng các sản phẩm một cách phù hợp và đúng đắn nhất, luôn nhắc nhở chúng ta cần nỗ lực để sống giảm rác từng chút một.
* Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, là tác giả của nhiều bài báo, cuốn sách cổ vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh”, dùng bút danh là Mình là Hũ khi viết cuốn sách “Sống xanh rồi mới sống nhanh”.