Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II, là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để có thể ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức môn Ngữ văn, học kì II.
Soạn văn 7: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Nội dung ôn tập
Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7 , tập hai theo bảng sau:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | Truyện ngụ ngôn và tục ngữ | - Ếch ngồi đáy giếng - Đẽo cày giữa đường - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) - Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) |
Thơ | - Những cánh buồm - Mây và sóng - Mẹ và quả | |
Kí | Tùy bút và tản văn | - Cây tre Việt Nam - Người ngồi đợi trước hiên nhà - Trưa tha hương |
Văn bản nghị luận | Nghị luận văn học | - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Tượng đài vĩ đại nhất |
Văn bản thông tin | Văn bản thông tin | - Ghe xuồng Nam Bộ - Tổng kiểm soát phương tiện giao thông - Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
Câu 2. Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Ếch ngồi đáy giếng | Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. |
- Đẽo cày giữa đường | Một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày. Tuy nhiên cứ ai bảo làm to anh lại đẽo to, ai bảo đẽo nhỏ anh lại đẽo nhỏ. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả. | |
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) | Giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội. | |
- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân | Một ngày, mấy thành viên cơ thể bỗng thấy mình phải cong lưng làm việc cho anh Bụng đánh chén. Họ bàn bạc rồi quyết định đình công để anh Bụng phải cùng làm. Nhưng chỉ mấy hôm sau, người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy. Cuối cùng họ nhận ra Bụng cũng chẳng được nghỉ ngơi và quay trở lại đoàn kết với nhau. | |
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) | Giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội. | |
- Những cánh buồm | Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. | |
- Mây và sóng | Cuộc gặp gỡ của em bé và người “trên mây”, “trong sóng”, từ đó thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. | |
- Mẹ và quả | Sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ. Nội dung ấy đã được nhà thơ lí giải một cách đầy hình ảnh khi đồng nhất liên tưởng giữa “lũ chúng tôi” với “một thứ quả trên đời”. | |
- Cây tre Việt Nam | Sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre mang phẩm chất của con người Việt Nam. | |
- Người ngồi đợi trước hiên nhà | Số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai. | |
- Trưa tha hương | Thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên. | |
Văn bản nghị luận | - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. |
- Đức tính giản dị của Bác Hồ | Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. | |
- Tượng đài vĩ đại nhất | Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước vì độc lập dân tộc. | |
Văn bản thông tin | - Ghe xuồng Nam Bộ | Những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây. |
- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông | Việc xử lí các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm | |
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
Câu 3. Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 , tập hai.
- Thơ:
- Xác định thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần.
- Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình bộc lộ trong bài thơ…
- Truyện ngụ ngôn:
- Tóm tắt nội dung văn bản.
- Rút ra được bài học qua truyện….
- Kí:
- Chú ý về hình ảnh, ngôn ngữ..
- Thái độ, tình cảm mà tác giả muốn thể hiện.
- Văn bản nghị luận: Xác định rõ luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng; Hiểu được vấn đề người viết muốn trình bày.
- Văn bản thông tin: Trình tự viết văn bản, tính chính xác…
Câu 4. Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7 .
Thể loại | Tập một | Tập hai |
Truyện | Truyện ngắn và tiểu thuyết | Truyện ngụ ngôn |
Thơ | Thơ bốn chữ, năm chữ | Thơ bốn chữ, năm chữ |
Kí | Tản văn và tùy bút |
Câu 5. Nêu những điểm khác nhau về đề tài, hình thức của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7.
Loại văn bản | Tập một | Tập hai |
Văn bản nghị luận | Nghị luận văn học | Nghị luận xã hội |
Văn bản thông tin | Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam | Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền |
Viết
Câu 6. Thống kê tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Câu 7. Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7 , tập hai.
Câu 8. Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7 , tập hai.
Nói và nghe
Câu 9. Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7 , tập hai. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
Tiếng Việt
Câu 10. Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7 , tập hai là những nội dung nào?
Tự đánh giá cuối học kì II
I. Đọc hiểu
a. Đọc câu chuyện sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
Câu 1. Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử ?
A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới
B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người
C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc
D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi thứ hai
Câu 3. Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người?
A. Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi.
B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ...
C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.”.
D. Ngay sau đó, cáo chạy lại bảo với nó rằng: "A, ta nhận ra nhà ngươi!".
Câu 4. Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt?
A. … Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.
B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ...
C. Nó khoác vào và tiến về làng.
D. “A, ta nhận ra nhà ngươi!".
Câu 5. Câu nào nêu đúng nội dung của văn bản Lừa đội lốt sư tử ?
A. Nhân vật “tôi” kể về chuyện con lừa đội lốt sư tử.
B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.
C. Con lừa kể về chuyện mình đã mượn lốt sư tử.
D. Con cáo kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.
Câu 6. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa (bài học) rút ra được từ câu chuyện trên?
A. Cáo luôn luôn là con vật tinh khôn, cần cảnh giác với nó
B. Nên làm bạn thân với mọi người để tránh tai hoạ
C. Cần tránh xa những con vật hung dữ như sư tử
D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân
b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9):
Câu 7. Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?
A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình
B. Nêu lên các ví dụ về sự đam mê học tập, có chí tiến thủ làm những việc lớn
C. Nêu lên tầm quan trọng của việc xác định ngành nghề trong tương lai
D. Nêu lên ý nghĩa của các phương pháp học tập giúp học sinh học giỏi hơn
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ?
A. Các bạn có thể là một tác giả có tài – thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo …
B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.
C. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thậm chí tài đến mức có thể khám phá ra một loại iPhone mới ...
D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ …
Câu 9. Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của Tổng thống Ô-ba-ma đối với học sinh?
A. Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó.
B. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.
C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.
D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ ...
Câu 10. Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.”? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em.
Gợi ý:
a.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | A | C | A | B | D |
b.
1 | 2 | 3 |
A | B | C |
II. Viết
Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Đề 2. Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.