Lễ rửa làng của người Lô Lô cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Lễ rửa làng của người Lô Lô.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới.
Soạn văn 7: Lễ rửa làng của người Lô Lô
Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.
Phong tục: Chơi hoa ngày tết, hái lộc…
Câu 2. Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.
Ấn tượng: Mỗi trò chơi hoạt động đều có một quy tắc, luật lệ riêng.
* Tóm tắt văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô:
Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, lễ rửa làng của người Lô Lô sẽ được diễn ra. Đầu tiên, người Lô Lô ngồi lại cùng chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mới thầy cúng và phân công mọi người sắm đồ lễ. Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Tối ngày hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để xin khấn tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng. Buổi lễ bắt đầu với việc đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh. Tới nhà nào, gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn. Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa. Lễ rửa làng của người Lô Lô được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đọc văn bản
Câu 1. Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước.
Thời điểm: Thường vào mùa xuân.
Câu 2. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ.
- Thời điểm: Tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
- Những việc cần chuẩn bị: Chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mới thầy cúng; Phân công mọi người sắm đồ lễ.
Câu 3. Các bên tham dự lễ phải làm những gì khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản?
Tới nhà nào, gia chủ nơi đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để nhằm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ chân thành.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).
a. Thời điểm diễn ra hoạt động: Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
b. Sự chuẩn bị:
- Người Lô Lô ngồi lại cùng chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mới thầy cúng; Phân công mọi người sắm đồ lễ.
- Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.
- Tối ngày hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để xin khấn tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
c. Diễn biến của hoạt động:
- Đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.
- Tới nhà nào, gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.
- Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn sinh sống làm ăn.
- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa.
d. Ý nghĩa của hoạt động
Được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Câu 2. Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào?
- Mục đích: Giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
- Tác giả thực hiện mục đích đó: Thuật lại lễ hội một cách cụ thể, chi tiết.
Câu 3. Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?
- Hoạt động phải được thực hiện theo luật lệ: Chọn ngày tổ chức, Chuẩn bị đồ lễ, Mời thầy cúng, Đoàn người cùng nhau đi khắp làng, Tiếp đón đoàn người, Không cho người lạ vào làng.
- Hoạt động nằm ngoài luật lệ: Tổ chức ăn tiệc, uống rượu mừng…
Câu 4. Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?
Tính cộng đồng được thể hiện qua những thông tin cụ thể:
- Người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ;
- Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn tàng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh;
- Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới ai về nhà nấy, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống và làm ăn;...
Câu 5. Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?
- Bố cục của văn bản phải rõ ràng, đầy đủ.
- Miêu tả chi tiết về quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ…
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Gợi ý:
Mẫu 1
Người Lô Lô là một dân tộc thiểu số có dân số ít nhất ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ lại quần bên nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Một trong những lễ hội đặc biệt phải kể đến là lễ rửa làng. Đầu tiên, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Được thực hiện sau khi vụ mùa đã xong xuôi, lễ rửa làng còn thể hiện được mong ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Bên cạnh phần lễ, phần hội cũng không kém phần quan trọng. Sau khi lễ xong, mọi người cùng hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Mẫu 2
Lễ rửa làng của người Lô Lô trước hết thể hiện được một tín ngưỡng độc đáo của người dân nơi đây. Họ cho rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Bên cạnh đó, sau một vụ mùa, việc thực hiện nghi lễ này nhằm cầu xin mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, từ đó cuộc sống của người dân sẽ ấm no, sung túc hơn. Những nghi thức độc đáo được diễn ra trong phần lễ góp phần thể hiện được nét độc đáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Lô Lô. Không chỉ vậy, phần hội diễn ra sẽ là dịp để người dân cùng quây quần bên nhau, hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng. Có thể khẳng định rằng, lễ rửa làng đã lưu giữ được những giá trị vô cùng to lớn trong đời sống của người Lô Lô.