Trang chủ Học tập Lớp 7 Soạn Văn 7 Cánh Diều

Soạn văn 7 trang 84 Cánh diều - Tập 1

Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Cánh diều 7

Ngữ văn lớp 7 trang 84 sách Cánh diều tập 1

Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hãy cùng theo dõi nội dung ngay sau đây.

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Mẫu 1

1. Chuẩn bị

- Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản.

- Mục đích là làm rõ về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản rõ ràng, mạch lạc.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?

Phần (1) nêu khái quát đặc điểm hình thức của truyện Đất rừng phương Nam.

Câu 2. Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?|

Điểm mạnh: Từng viết một loạt sách về các con vật.

Câu 3. Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.

  • Lí lẽ: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
  • Dẫn chứng: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

Câu 4. Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?

Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.

Câu 5. Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?

Con người Nam Bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi.

Câu 6. Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?

Những nhân vật được nhắc tới: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng.

Câu 7. Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?

Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?

  • Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
  • Nhan đề văn bản thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản.

Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:

Lí lẽ

Dẫn chứng

Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng:

Những thân cây tràm vỏ trắng… xanh thẳm không cùng

Và nỗi ngợp trước dòng sông Năm Căn:

nước ầm ầm… trường thành vô tận.

Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét:

những lời nói… Ba Ngù.

Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

- Giống nhau: Không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ; bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ; họ đánh trả và bị tù.

- Khác nhau:

  • Ông bán rắn: Trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh; Một con người tự tin, phóng khoáng
  • Võ Tòng: Tự đến nộp mình, mãn hạn trở về con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất, không trả thù và bỏ vào rừng là nghề săn bẫy thú.

Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?

- Mục đích: Làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam.

- Phần 1: Khái quát chung; Phần 2: Vẻ đẹp thiên nhiên; Phần 3: Vẻ đẹp con người. Các phần có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.

Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?

Văn bản giúp em hiểu thêm về nhân vật Võ Tòng, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam).

Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

Tác giả có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng của Đoàn Giỏi về thiên nhiên và con người phương Nam. Từ đó, ông vận dụng để sáng tác nên tác phẩm Đất rừng phương Nam.

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Mẫu 2

C âu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?

  • Vấn đề: thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
  • Nhan đề văn bản nêu ra một cách trực tiếp, cụ thể về vấn đề được bàn luận.

Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:

Lí lẽ

Dẫn chứng

Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng:

Những thân cây tràm vỏ trắng… xanh thẳm không cùng

Và nỗi ngợp trước dòng sông Năm Căn:

nước ầm ầm… trường thành vô tận.

Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét:

những lời nói… Ba Ngù.

Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

- Giống nhau: không quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ; bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ; họ đánh trả và bị tù.

- Khác nhau:

  • Ông bán rắn: trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh; tính cách tự tin, phóng khoáng
  • Võ Tòng: hết hạn tù trở về con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất, không trả thù và bỏ vào rừng làm nghề săn bẫy thú.

Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?

- Mục đích: giúp người đọc hiểu hơn về cảnh sắc thiên nhiên, phẩm chất của con người trong Đất rừng phương Nam.

- Nội dung các phần trong văn bản hướng đến mục đích:

  • Phần 1: Khái quát chung;
  • Phần 2: Vẻ đẹp thiên nhiên;
  • Phần 3: Vẻ đẹp con người.

=> Các phần có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.

Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?

Văn bản giúp em hiểu thêm về nhân vật Võ Tòng, giá trị của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của nhà văn Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Từ đó, khi đọc tác phẩm này, người đọc có thêm vốn kiến thức về mảnh đất này.

Liên kết tải về

doc Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Cánh diều 7
pdf Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Cánh diều 7 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK