Trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh sẽ được ôn tập lại toàn bộ kiến thức bài 6.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Ôn tập trang 25, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn văn 6: Ôn tập trang 25
Soạn bài Ôn tập trang 25 - Mẫu 1
Câu 1. Em đã học ba văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng . Hãy hoàn thành bảng sau.
Tác phẩm | Đề tài | Chủ đề | Chi tiết tiêu biểu |
Gió lạnh đầu mùa | Tình yêu thương giữa con người | Tấm lòng yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn. | Chị em Sơn lấy chiếc áo bông của em Duyên (đứa em gái đã mất) cho Hiên. |
Tuổi thơ tôi | Tình bạn | Sự cảm thông, thấu hiểu giữa những người bạn. | Lợi cùng với bạn bè tổ chức lễ tang cho chú dế lửa. |
Chiếc lá cuối cùng | Tình yêu thương giữa con người | Sự quan tâm, chia sẻ của những con người có cùng hoàn cảnh. | Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân để giúp Giôn-xi có thêm nghị lực sống. |
Câu 2. Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.
- Nhân vật “tôi” trong Tuổi thơ tôi, nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng.
- Chúng ta cần phải biết sẻ chia và thấu hiểu những người xung quanh.
Câu 3. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng).
- Điểm giống: Những con người làm việc thầm lặng, không cần người khác biết đến, hay sự đền đáp.
- Điểm khác: Thầy Phu vô tình làm chết con dế của Lợi, thầy đã đến dự đám tang của chú dế với vẻ trang nghiêm, trân trọng. Còn cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trong một đêm mưa bão để thắp lên niềm hy vọng sống cho Giôn-xi.
Câu 4. Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?
- Khi viết biên bản và tóm tắt nội dung trình bày của người khác cần: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ nội dung.
Câu 5. Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tự tinh thần” cho người khác.
- Học tập thật tốt, chăm chỉ làm việc nhà.
- Ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ…
- Thường xuyên chia sẻ, động viên bạn bè, người thân.
Câu 6. Sau khi học xong bài học, em hiểu “điểm tựa tinh thần” là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- “Điểm tựa tinh thần” là chỗ dựa về mặt tinh thần quan trọng mà người đó có thể tin tưởng, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
- Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa quan trọng, giúp con người mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống.
Soạn bài Ôn tập trang 25 - Mẫu 2
Câu 1. Em đã học ba văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng . Hãy hoàn thành bảng sau.
Tác phẩm | Đề tài | Chủ đề | Chi tiết tiêu biểu |
Gió lạnh đầu mùa | Tình yêu thương giữa con người | Tấm lòng yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn. | Sơn và Lan đem chiếc áo bông cho Hiên mặc. |
Tuổi thơ tôi | Tình bạn | Sự cảm thông, thấu hiểu giữa những người bạn. | Lợi tổ chức lễ tang cho chú dế lửa, các bạn trong lớp đã đến tham dự. |
Chiếc lá cuối cùng | Tình yêu thương giữa con người | Sự quan tâm, chia sẻ của những con người có cùng hoàn cảnh. | Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân để giúp Giôn-xi có thêm nghị lực sống. |
Câu 2. Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.
- Nhân vật “tôi” trong “Tuổi thơ tôi”, nhân vật Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng”.
- Con người cần biết thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương mọi người xung quanh.
Câu 3. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng).
- Điểm giống: Những con người làm việc thầm lặng, không cần người khác biết đến, hay sự đền đáp.
- Điểm khác: Thầy Phu vô tình làm chết con dế của Lợi, thầy đã đến dự đám tang của chú dế với vẻ trang nghiêm, trân trọng. Còn cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trong một đêm mưa bão để thắp lên niềm hy vọng sống cho Giôn-xi.
Câu 4. Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?
Điều học được: Biên bản cần được viết theo quy chuẩn, tường trình được rõ sự việc đã xảy ra; Nội dung trình bày của người khác cần được tóm tắt rõ ràng, mạch lạc…
Câu 5. Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tự tinh thần” cho người khác.
- Cố gắng học tập để có được kết quả học tập tốt.
- Tích cực làm việc nhà, rèn luyện lối sống tự lập.
- Lễ phép với người thân…
Câu 6. Sau khi học xong bài học, em hiểu “điểm tựa tinh thần” là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- “Điểm tựa tinh thần” là chỗ dựa về mặt tinh thần quan trọng mà người đó có thể tin tưởng, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
- Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa quan trọng, giúp con người mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống.