Đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du sẽ được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Sau đây, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Tự đánh giá: Thề nguyền. Các bạn học sinh có thể tham khảo.
Soạn bài Tự đánh giá: Thề nguyền
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?
A. Trưởng huỳnh
B. Rèm the
C. Giấc hòe
D. Đỉnh Giáp non thần
Câu 2. Từ “hoa” được dùng với biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ước lệ
D. Ẩn dụ
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây phù hợp để nói về đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thuý Kiều?
A. Giản dị, thân mật
B. Cầu kì, phức tạp
C. Thơ mộng, thiêng liêng
D. Lễ nghi, khách sáo
Câu 4. Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” cho thấy trong tình yêu, Thuý Kiều là người như thế nào?
A. Vội vàng và nông nổi
B. Táo bạo nhưng sỗ sàng
C. Mạnh dạn và chủ động
D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính
Câu 5. “Bây giờ rõ mặt đôi ta/Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thuý Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?
Câu 6. Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).
Câu 7. Phân tích tâm trạng Thuý Kiều qua lời nói của nàng:
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Câu 8. Cảm nhận của em về hình tượng “trăng" trong đoạn trích.
Câu 9. Suy nghĩ của em về tình yêu Thuý Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền.
Gợi ý:
Câu 1. B
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. C
Câu 5.
- “Bây giờ rõ mặt đôi ta/Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thuý Kiều đang sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi và dự cảm về xa cách.
- Nguyên nhân: Kiều và Kim Trọng trao duyên khi chưa có sự cho phép của cha mẹ.