Download.vn muốn cung cấp tài liệu vô cùng hữu ích là Soạn văn 11: Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Nội dung chi tiết của tài liệu học tập lớp 11 được chúng tôi đăng tải chi tiết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi.
Soạn văn 11: Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
1. Chuẩn bị
Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018), quê ở Hà Nội.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Người viết đã nêu vấn đề gì và nhận định như thế nào về vấn đề đó?
- Người viết nêu vấn đề những nhà văn có phong cách đều tạo cho mình một thế giới nhân vật riêng.
- Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân gồm 2 loại người đối lập nhau.
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là “sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối”?
Chữ người tử tù là “sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối” vì tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp của thiên lương trong sáng, tài năng của Huấn Cao đã cảm hóa được viên quản ngục.
Câu 3. Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người “vô úy”?
- Huấn Cao: con người “chọc trời khuấy nước”, đến “chết chém ông còn chẳng sợ”.
- Viên quản ngục: gan góc, ngang tàng; sống giữa chốn ngục tù hỗn tạp nhưng vẫn giữ được thiên lương trong sáng.
Câu 4. Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?
Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh: nét tính cách của các nhân vật trong Chữ người tử tù.
Câu 5. Phần 3 khẳng định vẻ đẹp nào của nhân vật quản ngục? Từ đó, hãy suy đoán về thông điệp mà tác giả muốn thể hiện.
- Phần 3 khẳng định vẻ đẹp của nhân vật quản ngục: biết quý trọng nhân tài, cái đẹp.
- Thông điệp của tác giả: con người cũng có lúc phải cúi đầu nhưng hãy chỉ cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù?
- Nội dung: cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái ác, cái xấu
- Nghệ thuật: xây dựng tình huống, nhân vật; thủ pháp tương phản đối lập;...
Câu 2. Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”?
Câu 3. Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:
“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”.
Câu 4. Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm gì đáng chú ý?
Câu 5. Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.” .
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.