Trang chủ Học tập Lớp 11 Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Soạn văn 11 Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Kết nối tri thức

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Kết nối tri thức

Ngữ văn lớp 11 trang 71 sách Kết nối tri thức tập 1

Để giúp học sinh chuẩn bị cho phần nói và nghe, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật.

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Yêu cầu

- Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng với các nhà chuyên môn,…).

- Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại.

- Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.

Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài

- Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ kết quả của hoạt động viết trước đó, nghĩa là có thể giới thiệu về chính bài thơ mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá. Cũng có thể giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác như bài hát (hay bản nhạc), bộ phim, bức tranh, bức tượng…

- Để việc giới thiệu đạt hiệu quả tương tác tốt với người nghe, nên chọn tác phẩm nào từng được nhiều bạn trong lớp quan tâm; đặc biệt, về tác phẩm đó, người giới thiệu có thể tạo cho người nghe cơ hội được thấy, xem, nghe trực tiếp, dù chỉ qua các phiên bản, ảnh chụp hay qua các video clip sưu tầm được.

Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu chọn giới thiệu về bài thơ được bàn tới trong bài viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành một dàn ý cho bài nói, đánh dấu những ý quan trọng sẽ trình bày, những bằng chứng minh họa sẽ nêu lên và phân tích (có thể điều chỉnh trình tự các ý đã được trình bày trong bài viết, sao cho mạch triển khai của bài nói được thông suốt).

- Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác, cần hình thành hệ thống ý dựa trên việc trả lời các câu hỏi như: Tên của tác phẩm là gì? Tác giả là ai? Có thể thấy, xem, nghe tác phẩm ở đây? Tác phẩm có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? Câu chuyện, vấn đề, thông điệp được nêu hoặc toát ra từ tác phẩm là gì, từng được đón nhận như thế nào và có ý nghĩa ra sao? Tác phẩm đã đóng góp được điều gì cho đời sống nghệ thuật và đời sống tinh thần của cộng đồng?

- Toàn bộ những ý có được nhờ trả lời các câu hỏi trên nên được tổ chức theo bố cục: Nhận diện → Tìm hiểu → Đánh giá → Đề xuất thái độ, cách thức tiếp nhận phù hợp.

Thực hành nói

Bài nói phải đảm bảo kết cấu gồm ba phần với các yêu cầu chính về nội dung như sau:

(1) Mở đầu: Nêu tên tác phẩm được giới thiệu và lý do chọn giới thiệu tác phẩm đó.

(2) Triển khai: Miêu tả đặc điểm của tác phẩm (thể loại, tính chất, quy mô, dung lượng,…) và nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.

(3) Kết luận: Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.

Trao đổi

- Người nói:

  • Làm rõ những điều người nghe muốn tìm hiểu.
  • Trao đổi những điều chưa thống nhất về ý kiến.
  • Thể hiện thái độ tiếp thu, tích cực và cầu thị…

- Người nghe:

  • Nêu những vấn đề muốn làm rõ hơn về tác phẩm.
  • Nêu quan điểm đánh giá khác về tác phẩm.
  • Bổ sung thông tin về tác phẩm.
  • Góp ý với người nói chuyện về cách thể hiện bài nói…

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Kết nối tri thức
doc Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Kết nối tri thức 1
doc Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Kết nối tri thức 2

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK