Bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh quê hương hiện lên với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm tình yêu quê hương của mình.
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chiều xuân, mời các em học sinh cùng tham khảo sau đây.
Soạn bài Chiều xuân
Câu 1. Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
- Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
- Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả với trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
- Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa…
- Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
Câu 2. Nhịp điệu của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Nhịp điệu của bài thơ nhẹ nhàng, chậm rãi góp phần thể hiện bức tranh chiều xuân đầy chân thực, sinh động.
Câu 3. Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến sự bình yên, thư thái cho tâm hồn. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp bình dị của quê hương.
- Nội dung: Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc. Đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Nghệ thuật: hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế…