Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống/Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 10: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống/Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật
Trước khi đọc
Tin tức cần cho cuộc sống và công việc của mọi người như thế nào? Một bản tin có gì khác với một văn bản thuyết minh?
Gợi ý:
- Tin tức rất quan trọng với cuộc sống và công việc của con người. Tin tức sẽ cung cấp cho con người những thông tin ở nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng, chính xác.
- Khác nhau:
- Văn bản thuyết minh: Dung lượng dài, bố cục ba phần, ngôn ngữ thường được trau chuốt.
- Bản tin: Dung lượng ngắn, mang tính thời sự, ngôn ngữ chuẩn mực, không mang tính nước đôi.
Sau khi đọc
Câu 1. Những dấu hiệu nào trong mỗi văn bản trên giúp bạn nhận biết đó là những bản tin?
- Nội dung:
- Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống: Truyền đạt thông tin về một sự kiện mới xảy ra “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống”.
- Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật: Truyền đạt thông tin về một sự kiện mới xảy ra “Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật”.
- Hình thức: Ngắn gọn, thời gian cụ thể, trích từ những trang báo chính thống.
Câu 2. Hoàn thành bảng so sánh dưới đây, chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa văn bản 2 và văn bản 3:
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/Khác biệt |
Độ dài, số đoạn | - Độ dài: Hơn 200 chữ - Số đoạn: 3 | - Độ dài: Hơn 100 chữ - Số đoạn: 1 | Dung lượng ngắn gọn |
Nhan đề | Một sự kiện | Một sự kiện | |
Đề mục | 3 đề mục, đánh số thứ tự | Không có đề mục | Văn bản 2: Sử dụng đề mục, Văn bản 3: Không sử dụng. |
Phương tiện giao tiếp | Ngôn ngữ, hình ảnh, số liệu | Ngôn ngữ | Văn bản 2 sử dụng phương tiện giao tiếp đa dạng hơn văn bản 3. |
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện | - Thời điểm đưa tin: 29/04/2021. - Thời điểm diễn ra sự kiện: 29/04/2021. | - Thời điểm đưa tin: 15/05/2005. - Thời điểm diễn ra sự kiện: 17/03/2005. | - Văn bản 2: Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện trùng nhau. - Văn bản 3: Thời điểm đưa tin sau thời điểm diễn ra sự kiện. |
Câu 3. Xác định thông tin theo các câu hỏi mà người viết bản tin đặt ra khi viết bản tin và hoàn thành bảng dưới đây.
Các câu hỏi | Thông tin trong văn bản 2 | Thông tin trong văn bản 3 |
Việc gì? | Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật |
Ai liên quan? | Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Văn công Giải Phóng | Ông Sây-ghi Sa-tô, Nữ thi sĩ Y-ô-si-cô Ku-rô-da. |
Xảy ra khi nào? | 29 tháng 4 năm 2021 | 17 tháng 3 năm 2005 |
Ở đâu? | Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. | Thành phố Okayama, Nhật Bản. |
Câu 4. Nhận xét về cách đưa tin và thể hiện quan điểm của người viết trong mỗi văn bản trên.
- Văn bản 2: Thông tin tổng hợp với các đề mục rõ ràng, tin tức cập nhật có tính thời sự cao. Người viết muốn đảm bảo tính khách quan, chính xác và đưa tin nhanh chóng.
- Văn bản 3: Tin ngắn gọn, mang tính tổng hợp. Người viết muốn đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Câu 5. Theo bạn, mỗi bản tin trên đây, ở vào thời điểm ra đời của nó, đã đáp ứng được các yêu cầu về tính mới, tính chính xác, tính tin cậy và hàm súc,... như thế nào?
- Văn bản 2: Tính mới (Đưa tin ngay thời điểm diễn ra sự kiện); Tính chính xác (Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện rõ ràng); Tính tin cậy và hàm súc (Sự kiện được thuật lại ngắn gọn, dễ hiểu).
- Văn bản 3: (Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện rõ ràng); Tính tin cậy và hàm súc (Sự kiện được thuật lại ngắn gọn, dễ hiểu).
Câu 6. Nêu một số điểm khác biệt mà theo bạn là đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so với cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm…
- Một bản tin: Văn bản chỉ đưa tin tức ngắn gọn, chính xác giúp người đọc nắm được rõ nội dung của tin tức.
- Văn bản thông tin tổng hợp: Văn bản có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm… sẽ thấy được thái độ, đánh giá của người viết.