Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Mắc mưu Thị Hến, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Soạn văn 10: Mắc mưu Thị Hến
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
1. Chuẩn bị
Mưu kế của Thị Hến: Làm cho Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu phải bẽ mặt.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.
Lo lắng và tìm chỗ trốn.
Câu 2. Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu?
Thị Hến để Đề Hầu vào nhà.
Câu 3. Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Hốt hoảng và sợ hãi.
Câu 4. Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Ngạc nhiên, hoảng hốt.
Câu 5. Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Xấu hổ, bẽ bàng và hối hận.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Bối cảnh:
- Không gian: Nhà Thị Hến
- Thời gian: Buổi tối
- Các nhân vật: Thị Hến, Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu
- Tóm tắt: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng say mê Thị Hến. Tối, Thị Hến hẹn Nghêu đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa, Đề Hầu. Khi Nghêu đang tán tỉnh Thị Hến thì Để Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản để trốn. Đề Hầu vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến bày mưu cho cả ba người cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Câu 2. Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...
- Tình huống: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng say mê Thị Hến. Cả ba lần lượt đến nhà Thị Hến, nhưng khi người này đến thì người kia phải trốn đi. Thị Hến đã bày mưu cho cả ba người cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
- Ngôn ngữ và hành động:
- Nghêu đến nhà Thị Hến, chưa kịp làm gì thì Đề Hầu đến. Lúc đó, Nghêu trốn xuống gầm phản: “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min!/Ra cửa có thầy Đề đứng đó!”.
- Khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu từ trong phản chui ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để nịnh nọt, khen lời Huyện Trì, vô tình để lộ việc Đề Hầu trốn trong thúng.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến: Tiếng Đề Hầu kêu cửa; Từ gầm giường bò ra; Huyện Trì tới, Đế Hầu trốn, ông Huyện vào; Từ gầm giường bò ra; Lồm cồm bò ra…
- Tác dụng: Giúp cho vở kịch thêm sinh động, góp phần bộc lộ rõ bản chất của nhân vật..
Câu 4. Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật ?
Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ:
- Châm biếm, phê phán các nhân vật với thói giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
- Đồng cảm, trân trọng trước sự thông minh cũng như khát khao có được hạnh phúc của Thị Hến.
Câu 5. Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
- Chi tiết, hình ảnh ấn tượng: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt, phải ra về trong sự xấu hổ và hối hận.
- Nguyên nhân: Chi tiết tạo ra tiếng cười châm biếm, cũng như ca ngợi trí thông minh của Thị Hến.
Câu 6. Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay. Vì bài học giá trị mà đoạn trích Mắc mưu Thị Hến để lại: phê phán thói giả dối, hèn nhát vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.