Tài liệu Soạn văn 10: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau, sẽ rất hữu ích và cần thiết khi học môn Ngữ văn.
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiêt dưới đây để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn văn 10: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
1. Hướng dẫn
- Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi thành lập nhóm, các thành viên sẽ thống nhất với nhau về mục đích thảo luận, thời gian thảo luận và thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến của mình.
- Bước 2: Thảo luận
Nhóm trưởng điều khiển sao cho tất cả các thành viên đều có thể trình bày ý kiến của mình, nhưng không vượt quá thời gian riêng của mỗi người.
- Bước 3: Đánh giá
- Tự đánh giá phần trình bày của mình.
- Đánh giá phần trình bày của các thành viên khác trong nhóm.
2. Thực hành
Các bước thảo luận gồm có:
- Mở đầu: Người điều hành nêu vấn đề cần thảo luận, đề nghị thư kí ghi chép ý kiến.
- Triển khai: Lần lượt từng người phát biểu ý kiến về vấn đề. Nếu có ý kiến bất đồng cần có sự giải thích, tranh luận. Người điều hành cần thống nhất được các ý kiến trong cuộc thảo luận.
- Kết thúc: Căn cứ vào bản ghi chép của thư kí, người điều hành tóm tắt ý kiến, rút ra quan điểm đồng thuận thể hiện qua cuộc thảo luận.
Gợi ý: Thảo luận về vấn đề “Chơi game có lợi hay hại?”
- Ý kiến 1: Chơi game đem lại nhiều lợi ích.
Game giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí (ví dụ như Ai là triệu phú) giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá. Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp - đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
- Ý kiến 2: Chơi game đem lại tác hại to lớn.
Đầu tiên, chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sa sút. Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
- Ý kiến 3: Chơi game vừa có lợi, vừa có hại
(Tổng hợp dẫn chứng từ 2 ý kiến trên)