Soạn Tiếng Việt 3 Bài 3: Vàm Cỏ Đông - Tuần 29 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 3 chủ đề Quê hương tươi đẹp SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 85, 86, 87, 88.
Qua đó, còn giúp các em luyện tập viết hoa địa danh Việt Nam, đoạn văn, dấu hai chấm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Vàm Cỏ Đông Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 3: Vàm Cỏ Đông
Nói tên những dòng sông em biết.
Trả lời:
Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,..( sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Lô, sông Đà,…)
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 3: Vàm Cỏ Đông
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.
Trả lời:
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Câu 2: Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?
Trả lời:
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lổng trên sóng nước chơi vơi.
Câu 3: Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?
Trả lời:
Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với dòng sữa mẹ. Vì nước về xanh ruộng lúa, vườn cây. Và ăm ắp như lòng người mẹ. Chở tình thương trang trỏi đêm ngày.
Câu 4: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.
Trả lời:
Khổ 1:
Sông – Đông
Biết – thiết
Khổ 2:
Trời – vơi
Khổ 3:
Mẹ - mẹ
Câu 5: Đọc một bài đọc về quê hương:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới.
b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo bài sau:
Về quê
Theo ông, cháu được về quê
Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
Trời cao lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền
Vườn sau, gà bới giun lên
Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau
Buổi trưa cháu mải đi câu
Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều.
Ở quê, ngày ngắn tí teo
Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không.
Vũ Xuân Quân
- Tên bài đọc: Về quê
- Tác giả: Vũ Xuân Quân
- Thông tin hấp dẫn: Về quê được tắm giếng làng/Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
- Địa điểm: làng quê, có đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang
b. Trong bài đọc “Về quê” của tác giả Vũ Xuân Quân, bạn nhỏ được theo ông về quê trong kì nghỉ hè. Trong bài không nói rõ địa điểm nhưng tớ nghĩ đây là một làng quê nhỏ ở Bắc Bộ, một làng quê thanh bình. Những cảnh vật mà tớ thấy thú vị và hấp dẫn ở quê là: đồng xanh tít tắp, trời cao đầy gió, tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân, chó mèo quẩn chân người, vịt bầu bơi, gà bới giun. Đặc biệt hai dòng thơ cuối cho thấy bạn nhỏ cảm thấy nghỉ hè ở quê rất vui nên cảm giác thời gian trôi nhanh.
Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông
Câu 1: Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ cuối).
Câu 2: Viết vào vở tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam.
Trả lời:
Tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam:
- Nha Trang
- Hà Nội
- Đường Nguyễn Huệ
Câu 3: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng:
Trả lời:
a. Quả xoài
Hoa sen
b. Con công
Con ong
Luyện từ và câu: Đoạn văn
Câu 1: Tìm câu có dấu hai chấm trong cóc đoạn văn, đoạn thơ sau:
a. Ông tôi có một mảnh vườn nhỏ trên sân thượng. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.
Nguyễn Duy Sơn
b.
Rồi bà lại đi làm.
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Phan Thị Thanh Nhàn
Trả lời:
a. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.
b. Đến khi về thấy lạ
Câu 2: Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì?
Trả lời:
Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.
Câu 3: Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây? Vì sao?
a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...
b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang, ...
Trả lời:
Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ:
a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...
b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn: cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang, ...
Vì phía sau dấu 2 chấm là phần liệt kê.
Câu 4: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi :
a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì
b. , hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.
c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì
Trả lời:
a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì màu hoa ấm áp như màu nắng
b. Nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành , hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.
c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì có nhiều trò chơi thú vị
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 3: Vàm Cỏ Đông
Câu 1: Giải ô chữ sau:
1. Sông gì có cảng Nhà Rồng?
2. Tên gọi khác của sông Cửu Long.
3. Sông gì soi bóng cố đô?
4. Tên gọi khác của hồ Hoàn Kiếm.
5. Sông gì gió lạnh như là mùa đông?
6. Sông gì đỏ nặng phù sa?
Trả lời:
1. Sài Gòn
2. Mê Công
3. Hương
4. Hồ Gươm
5. Hàn
6. Hương
Câu 2: Nói một vài câu về dòng sông em thích.
Trả lời:
Mảnh đất đồng bằng bắc bộ có con sông Hồng đỏ nằng phù sa bồi đắp tự ngàn năm trước. Con sông gắn liền với rời cuộc sống lam lũ và bao nhọc nhằn của người nông dân. Dòng sông đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên như sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẩn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn sóng dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính các đến khó lường người dân quê em vẫn luôn nhớ về nơi cố hương hay trái gió giở trời ấy. Dòng sông mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc tựa những con người Việt Nam. Dù đi đâu, dòng sông vẫn nhẹ trôi màu vĩnh cửu của thời gian, nguồn nước ngọt ngào nuôi dưỡng mảnh kí ức của em.