Soạn bài Gió sông Hương giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 40, 41, 42, 43.
Qua đó, giúp các em ôn chữ hoa D, Đ và mở rộng vốn từ Thiếu nhi. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Gió sông Hương - Tuần 5 của Bài 1 Chủ đề Những búp măng non theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Gió sông Hương Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Gió sông Hương
Giới thiệu bản thân với một người bạn mới quen.
Gợi ý trả lời:
Tớ tên là Mai. Tớ sinh ngày 17 tháng 2 năm 2014. Nhà tớ ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đọc sách là sở thích của tớ. Hằng ngày, tớ thường đọc sách báo khi rảnh rỗi. Sau này, tớ muốn trở thành một cô giáo dạy Văn giỏi.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Gió sông Hương
Đọc và trả lời câu hỏi
Gió sông Hương
1. Uyên chuyển trường theo ba mẹ ra Hà Nội. Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Em nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùg mái tóc. Mẹ vừa đưa em đến trường vừa kể chuyện Huế xưa...
2. Trường mới có nhiều bạn nên Uyên thêm bối rối. Vừa thấy Uyên, các bạn xúm lại hỏi:
- Quê bạn ở đâu?
- Mình ở Huế. – Uyên rụt rè.
Giọng em ngọt ngào đến lạ. Các bạn lần đầu nghe giọng Huế, mắt cứ tròn xoe.
3. Giờ Tiếng Việt, cô giáo bảo:
- Mời bạn Uyên tự giới thiệu nào!
Em lấy hết tự tin để giới thiệu về mình:
- Em chào cô và các bạn! Em là Tôn Nữ Nhã Uyên...
- Giọng Nhã Uyên hay quá! – Có tiếng thì thầm.
Một bạn đề nghị:
- Bạn Uyên đọc thơ bằng giọng Huế đi!
Cô giáo nhìn em khích lệ, Uyên ngập ngừng rồi cất giọng dịu dàng đọc một đoạn trong bài Mời bạn về thăm xứ Huế của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng:
Mời bạn về thăm xứ Huế
Có núi Ngự Bình thông reo
Có dòng Hương Giang thơ mộng
Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo...
4. Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương mát lành thổi tới. Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương...
Trần Bảo Nguyên
(:) • Cồn Hến: tên của một dải đất nhỏ được phù sa bồi đắp ở giữa sông Hương.
• Núi Ngự Bình: còn gọi là núi Ngự, một điểm du lịch nổi tiếng ở Huế.
Câu 1: Trường mới của Nhã Uyên ở đâu?
Gợi ý trả lời:
Trường mới của Nhã Uyên ở Hà Nội.
Câu 2: Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế?
Gợi ý trả lời:
Uyên nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Uyên nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa Uyên đến trường vừa kể chuyện Huế xưa...
Câu 3: Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý trả lời:
Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ: ngọt ngào, dịu dàng.
Câu 4: Vì sao lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới?
Gợi ý trả lời:
Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương...
Câu 5: Nói về đặc điểm của một người bạn mà em yêu mến.
Gợi ý trả lời:
Em và Phương Hằng là những người bạn thân thiết. Hằng là một cô bạn dễ thương. Dáng người của bạn khá nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan rất xinh xắn. Làn da trắng hồng tươi tắn. Mái tóc đen dài được buộc gọn gàng. Đôi mắt to và tròn và sáng rõ. Chiếc má lúm đồng tiền khiến bạn càng thêm duyên dáng. Giọng nói của bạn nhẹ nhàng. Hằng dễ gần lại vui tính. Hằng còn rất khéo léo. Ở nhà, bạn thường giúp đỡ mẹ nấu cơm. Em cảm thấy bạn rất chăm chỉ và siêng năng. Em mong rằng sẽ luôn là bạn tốt của Hằng.
Đọc một truyện về thiếu nhi
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Gợi ý trả lời:
a.
Chó sói và cậu bé chăn cừu
Một ngày nọ có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của làng. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên, Sói! Sói! có sói đang đuổi bắt cừu!
Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười.
Người dân liền bảo với cậu bé "này cậu bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói". Rồi họ tức giận bỏ xuống núi.
Hôm sau cậu bé lại la toáng lên "Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!" Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.
Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé "hãy giành bài ca đáng sợ của cậu cho khi nào có việc xấu thực sự! Đừng hô sói khi không có chó sói!
Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười nhìn họ tức giận xuống núi một lần nữa.
Về sau khi cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy đi dùng hết sức gọi toáng lên "Sói! Sói!"
Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên núi.
Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa khóc vừa nói.
"Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có Sói! Tại sao các bác không tới?"
Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên cậu bé và an ủi "sáng mai chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật cháu ạ!"
(Truyện ngụ ngôn)
Tên truyện: Chó sói và cậu bé chăn cừu
Tên tác giả: Truyện ngụ ngôn
Nhân vật: Cậu bé chăn cừu, người dân, cụ già.
Đặc điểm: Ngắn gọn, hấp dẫn.
b. Tớ đã từng đọc truyện ngụ ngôn “Chó sói và cậu bé chăn cừu”. Truyện có các nhân vật là cậu bé chăn cừu, người dân, cụ già. Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại rất hấp dẫn và để lại bài học quý giá rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống, nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng.
Viết: Ôn chữ hoa D, Đ
Câu 1: Viết từ: Vừ A Dính
Câu 2: Viết câu:
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Vừ A Dính. Chú ý viết hoa các chữ cái V, A, D
- Cách viết câu:
- Viết hoa chữ cái đầu câu: Dù, Lòng
- Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiếu nhi
Câu 1: Những từ ngữ nào sau đây dùng để chỉ trẻ em:
Những từ ngữ dùng để chỉ trẻ em là: nhi đồng, thiếu niên, thiếu nhi, trẻ con.
Câu 2: Tìm 2 - 3 từ ngữ:
a. Chỉ hình dáng của trẻ em
M: nhỏ nhắn
b. Chỉ hoạt động học tập của trẻ em
M: học Toán
c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em
M: thương yêu
Gợi ý trả lời:
a. Chỉ hình dáng của trẻ em: xinh xắn, mũm mĩm, đáng yêu
b. Chỉ hoạt động học tập của trẻ em: đọc sách, viết bài, hát, …
c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em: che chở, chăm sóc, nâng niu,…
Câu 3: Đặt 2 - 3 câu về hoạt động học tập của trẻ em.
Gợi ý trả lời:
Thiếu nhi cùng nhau vẽ tranh về Tổ quốc.
Các thiếu niên hăng hái tham gia đọc sách.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Gió sông Hương
Thi đọc thơ về thiếu nhi.
Trả lời:
- Các em đọc thơ với giọng điệu truyền cảm, rõ ràng.
- Tập đọc nhiều lần cho thành thạo