Soạn bài Bà nội, bà ngoại giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 66, 67, 68.
Nhờ đó, các em biết cách viết chữ hoa H, ôn tập từ chỉ hoạt động, chỉ tình cảm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Bà nội, bà ngoại - Tuần 8 của Bài 3 chủ đề Ông bà yêu quý theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Bà nội, bà ngoại Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 3: Bà nội, bà ngoại
Nói một vài điều em biết về ông bà hoặc người thân của em theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
- Ông ngoại em là cựu chiến binh đã về hưu.
- Bố em là bác sĩ.
- Mẹ em là giáo viên.
- Chị gái em là sinh viên Đại học.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 3: Bà nội, bà ngoại
Bài đọc
Bà nội, bà ngoại
(Trích)
Bà ngoại bên quê mẹ
Bà nội bên quê cha.
Cháu yêu cha, yêu mẹ
Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
Tết cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
Câu 1
Đọc: Bà nội, bà ngoại (Trích)
1. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại.
2. Chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ.
3. Bài thơ nói về điều gì?
- Tình cảm của bạn nhỏ với vườn cây nhà bà.
- Tình cảm của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại.
- Tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê.
Gợi ý trả lời:
1. Từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại: thương, biết, thiết tha.
2. Chi tiết cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ: bà trồng na, yêu cháu, bà ngoại mong, bà nội trông
3. Bài thơ nói về: Tình cảm của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại.
Hoa yêu thương
Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc.
- Của người thân đối với em
- Của em đối với người thân
Gợi ý trả lời:
Những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc:
- Của người thân đối với em: bố mẹ chăm lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ.
- Của em đối với người thân: bóp tay chân cho bà, đỡ bà mỗi khi đi lại khó khăn.
Câu 2
Viết: Học thầy, học bạn.
Gợi ý trả lời:
- Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên, nét móc phải và nét thẳng đứng.
- Cách viết:
- Bước 1: Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dùng dưới ĐK ngang 4 và trên ĐK dọc 2.
- Bước 2: Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới liền mạch với nét khuyết trên, đến gần cuối nét khuyết thì lượn lên viết nét móc phải, dừng bút bên phải ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2 (khoảng cách giữa 2 nét khuyết bằng 0.5 ô li, 2 đầu khuyết cân đối với nhau)
- Bước 3: Lia bút đến dưới ĐK ngang 3, viết nét thẳng đứng (ngắn) cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.
Câu 3
Tìm quả chứa từ ngữ không cùng nhóm trên mỗi cây:
Gợi ý trả lời:
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Sắp xếp lại các từ ngữ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới:
- Con cháu chăm sóc ông bà.
- Cháu thương yêu ông bà
M: Mẹ yêu con -> Con yêu mẹ
b) Đặt 1-2 câu nói về tình cảm gia đình.
Gợi ý trả lời:
a) Sắp xếp như sau:
- Con cháu chăm sóc ông bà. -> Ông bà chăm sóc con cháu.
- Cháu thương yêu ông bà -> Ông bà thương yêu cháu.
b) Ông bà luôn mong con cháu khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 3: Bà nội, bà ngoại
Chơi trò chơi xây nhà: Nói và viết tên những người thân trong gia đình em.
Gợi ý trả lời:
Tên những người trong gia đình em:
- Chú Bình
- Dì Hoa
- Cậu Đức
- Mợ Linh
- Bác Tiến
- Anh Hải
- Chị Hạnh
- Em Tuấn Anh