Soạn bài Khu vườn tuổi thơ giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12.
Nhờ đó, các em biết cách viết chữ hoa Q, ôn tập từ chỉ người, chỉ sự vật, dấu chấm than. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Khu vườn tuổi thơ - Tuần 19 của Bài 1 chủ đề Nơi chốn thân quen theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Khu vườn tuổi thơ Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Khu vườn tuổi thơ
Chia sẻ với bạn về một khu vườn em biết.
Gợi ý trả lời:
Chia sẻ với bạn về khu vườn mà em biết: đó là khu vườn nhà bác Lan - hàng xóm của mình. Khu vườn của bác có rất nhiều loài cây ăn trái khác nhau như cây nhãn, cây bưởi, cây hồng xiêm. Ở dưới bác trồng rau sạch cho gia đình, Quanh hàng rào là giàn hoa hồng leo vô cùng đẹp.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Khu vườn tuổi thơ
Câu 1: Đọc
Khu vườn tuổi thơ
Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiều, bố thường dẫn tôi ra vườn tưới cây.
Một hôm, bố bảo tôi nhắm mắt lại. Bố dẫn tôi đi chạm tay vào từng bông hoa rồi hỏi:
- Đố con hoa gì?
Tôi luôn trả lời sai. Bố động viên tôi cố gắng. Ít hôm sau, tôi đoán được hai loại hoa mào gà viền cánh nhấp nhô, hướng dương cánh dài, mỏng, nhuỵ to, ram ráp.
Hôm sau nữa, bố đưa bông hoa trước mũi và bảo tôi đoán. Tôi nhận ra thêm được hoa cúc nhờ mùi hương thật dễ chịu, hoa ích mẫu với mùi ngai ngái rất riêng.
Bố cười:
- Con sắp đoán được hết các loại hoa của bố rồi.
Không bao lâu sau, chỉ cần chạm tay hoặc hít hà là tôi có thể nhận ra bất cứ loại hoa nào trong vườn. Trò chơi của bố giúp tôi gắn bó hơn với khu vườn nhà mình.
Theo Nguyễn Ngọc Thuần
- Ngai ngái: mùi vị lạ, không dịu, gây cảm giác khó ngửi.
Trả lời câu hỏi
1. Bố và bạn nhỏ thường ra vườn tưới cây vào lúc nào?
2. Bố và bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng cách nào?
3. Kể tên và nêu đặc điểm của các loại hoa bạn nhỏ đã đoán được.
4. Vì sao bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình?
Gợi ý trả lời:
1. Bố và bạn nhỏ thường ra vườn tưới cây vào buổi chiều.
2. Bố và bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng các giác quan xúc giác và khứu giác.
3. Tên và đặc điểm của các loài hoa:
- Hoa mào gà viền cánh nhấp nhô.
- Hướng dương cánh dài, mỏng, nhụy to, ram ráp.
- Hoa cúc mùi hương dễ chịu.
- Hoa ích mẫu mùi hương ngai ngái.
4. Bạn nhỏ gắn liền với khu vườn nhà mình vì những trò chơi của bố giúp bạn hiểu biết và yêu các loài hoa hơn.
Trò chơi tuổi thơ
- Ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ 2 - 3 loài hoa:
- Nói đặc điểm của 1-2 loài hoa em tìm được.
Trả lời:
- Ghép chữ cái để tạo thành từ ngữ chỉ tên loài hoa: hoa hồng, hoa sen, hoa phượng
- Đặc điểm của hoa hồng: là loại thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, có nhiều cánh. Một đặc điểm cũng hết sức đặc trưng là thân và cành hoa hồng có nhiều gai cong. Lá hoa hồng là lá kép lông chim. Mỗi lá hoa thường có từ 3 đến 9 lá con, xung quanh viền có nhiều răng cưa. Tùy mỗi loài mà răng cưa ở hoa nhiều thưa hay dày hoặc nông hay sâu. Màu sắc của hoa hồng có thể đậm nhạt và lớn bé khác nhau.
Câu 2: Viết
Quê hương tươi đẹp.
Câu 3
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm trong đoạn 1 của truyện Khu vườn tuổi thơ từ ngữ:
- Chỉ người
- Chỉ hoạt động
b. Tìm thêm 2-3 cặp từ chỉ người và chỉ hoạt động.
Gợi ý trả lời:
a. Tìm trong đoạn 1 của truyện Khu vườn tuổi thơ từ ngữ:
- Chỉ người: bố, tôi.
- Chỉ hoạt động: tưới cây.
b. Tìm thêm 2-3 cặp từ chỉ người và chỉ hoạt động.
- Bố - tưới cây
- Tôi - nhắm mắt
- Bố - đưa bông hoa ra trước mũi.
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Câu nào dưới đây dùng để đề nghị?
- Bố dẫn tôi ra vườn tưới cây.
- Bố bảo tôi nhắm mắt lại.
- Con hãy nhắm mắt lại!
b. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông:
- Chúng mình cùng đọc bài nhé⬜
- Chúng mình cùng đọc bài được không⬜
- Các bạn đang đọc bài trong nhóm⬜
- Các bạn đọc to lên nào⬜
c. Đặt 2-3 câu đề nghị bạn thực hiện một hoạt động học tập.
Gợi ý trả lời:
a. Câu dùng để đề nghị là: Con hãy nhắm mắt lại!
b. Dấu câu phù hợp với mỗi chỗ chấm là:
- Chúng mình cùng đọc bài nhé!
- Chúng mình cùng đọc bài được không?
- Các bạn đang đọc bài trong nhóm.
- Các bạn đọc to lên nào.!
c. Đặt câu đề nghị bạn thực hiện một hoạt động học tập.
- Chúng mình cùng nhau làm bài tập nhé!
- Bạn hãy viết bài trên bảng vào vở nhé!
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Khu vườn tuổi thơ
Chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.