Soạn Sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)
Soạn Lịch sử 9 trang 173
Giải Lịch sử 9 Bài 32 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bàiXây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985).
Soạn Lịch sử lớp 9 Bài 32 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được kiến thức về Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội.Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 32 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)
e46">Lý thuyết Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 32
(trang 171 sgk Lịch Sử 9)
- Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng nào?
Trả lời:
- Trong khôi phục và phát triển kinh tế:
+ Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá về cơ bản đã được khôi phục xong và bước đầu phát triển.
+ Diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta.
+ Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng.
+ Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới 1 700km đường sắt, 3 800 km đường bộ. Tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.
- Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa:
+ Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam.
+ Giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.
- Trong văn hóa, giáo dục:
+ Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng.
+ Giáo dục ở các cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển. Năm học 1979 - 1980, tính chung số người đi học thuộc các đối tượng trong cả nước là 15 triệu, tăng hơn năm học 1776 — 1977 là 2 triệu.
(trang 173 sgk Lịch Sử 9)
- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc nước ta (1975 – 1979) đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam
- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.
- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.
- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.
b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.
e49" style="text-align:center">Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 32
e4a">Câu 1
Sau hơn 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém gì?
Gợi ý đáp án
- Về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: Có bước phát triển : Năm 1981 - 1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1.9% của thời kì 1976 - 1980, sản xuất lương thực tăng bình quân hằng năm từ 13.4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980, lên 17 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5 % so với 0.6% thời kì 1976 — 1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6.4% so với 0,4 % của năm năm trước.
- Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
- Về các hoạt động khoa học - kĩ thuật: các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuy nhiên, những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được.
e4b">Câu 2
Lập bảng so sánh về những thành tựu đã đạt được giữa hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) và (1981 – 1985).
Gợi ý đáp án
- Giống nhau:
Đều đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng còn nhiều khó khăn, yếu kém.
- Khác nhau:
Lĩnh vực
Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980)
Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
Nông nghiệp
Diện tích gieo trồng tăng lên gần 2 triệu ha, nông nghiệp được trang bị thêm máy móc.
Có bước phát triển. Năm 1981 - 1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1.9% của thời kì 1976 - 1980. Sản xuất lương thực tăng bình quân hằng năm từ 13.4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980, lên 17 triệu tấn.
Nông nghiệp
Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng,...
Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5 % so với 0.6% thời kì 1976 - 1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6.4% so với 0,4 % của năm năm trước.
Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật
Khôi phục và xây dựng mới nhiều tuyến đường. Tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trở lại.
Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
Văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - kĩ thuật
Xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động, xây dựng văn hoá mới, hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển. Công tác chăm lo sức khoẻ nhân dân được quan tâm.
Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
e46" style="text-align:center">Lý thuyết Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc
e47">I. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985)
1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Hà Nội tháng 12 - 1976 đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm ( 1976 - 1980).
Trong 5 năm này, nước ta thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất nhằm hai mục tiêu cơ bản: xây dựng một bước cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
Sau 5 năm, nhân dân ta đạt được những thành tựu rất quan trọng về mọi mặt.
- Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá. Về cơ bản đã được khôi phục xong và bước đầu phát triển. Diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta. Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng. Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới 1700 km đường sắt, 3800 km đường bộ. Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam: giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.
- Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng. Giáo dục ở các cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển. Năm học 1979 -1980, tính chung số người đi học thuộc các đối tượng trong cả nước là 15 triệu, tăng hơn năm học 1976 -1977 là 2 triệu.
Tuy nhiên, nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tháng 3 - 1982 khẳng định tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước do Đại hội IV đề ra, nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa cho từng chặng đường, từng giai đoạn để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đại hội V xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp sau. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).
Trong 5 năm này, nước ta phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của đời sống nhân dân, giảm nhẹ những mặt cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế.
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước, đất nước đã có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể.
- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 -1980) và có bước phát triển: Năm 1981 -1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976 - 1980; sản xuất lương thực tăng bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980, lên 17 triệu tấn, sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% của thời kì 1976 - 1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0.4% của 5 năm trước.
- Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
- Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuy nhiên, những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được.
e48">II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979)
Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam
Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.
Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.
Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.
Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.