Soạn Sử 9 trang 165 - Giải bài tập Lịch sử 9

Soạn Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Soạn Lịch sử 9 trang 165

Giải Lịch sử 9 Bài 30 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975).

Soạn Lịch sử lớp 9 Bài 30 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được kiến thức về chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 30 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết bài Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

I. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH – LẤM CHIẾM”, TẠO THẾ VÀ LỰC, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM.

- Ngày 29-2-1973, Quân Mĩ rút khỏi nước ta nhưng vẫn để lại 2 vạn cố vấn Mĩ.

- Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri bằng chiến lược “tràn ngập lãnh thổ” và “bình định - “lấn chiếm”.

- Ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Do địch phá hoại trắng trợn, có hệ thống, ta buộc phải cầm súng chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.

- Ngày 7-3-1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nên rõ nhiệm vụ cách mạng miền Nam là: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Cuối 1974, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 - Phước Long (từ 12-12-1974 đến 6-1-1975), giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.

- Trong lúc đó, tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống và tăng nguồn dự trữ chiến lược.

II. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam

- Trên cơ sở dự đoán thời cơ, cuối 1974 đầu 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch 2 năm nhưng lại nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975" bằng “cuộc Tổng công kích – tổng khởi nghĩa”.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

- Đầu 1975, khi thời cơ đến nhanh, hết sức thuận lợi, Bộ Chính trị kịp thời quyết định thực hiện cuộc Tổng tiến công (tổng công kích) và nổi dậy.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra gần 2 tháng (từ 4-3 đến 2-5-1975) bằng ba chiến dịch tấn công lớn của lực lượng vũ trang có lực lượng quần chúng nổi dậy phối hợp:

- Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975)

+ 10-3-1975: Tấn công Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giải phóng thị xã

+14-3-1975: Địch rút khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.

+ 24-3-1975: Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

- Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21-3 đến 3-4-1975)

+ 26-3-1975: Giải phóng Huế.

+ 29-3-1975: Giải phóng Đà Nẵng.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (9-4 đến 2-5-1975)

+ 21-4-1975: Giải phóng Xuân Lộc.

+ Chiều 21-4: Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

+ 17 giờ ngày 26-4-1975: 5 cánh quân tiến về Sài Gòn.

+ 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

+ Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

1. Ý nghĩa lịch sử

* Đối với dân tộc:

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Đối với thế giới:

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

- Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

- Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

-Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 30

(trang 156 sgk Lịch Sử 9): - Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Sau Hiệp định Pa-ri 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

(trang 156 sgk Lịch Sử 9): - Nêu kết quả và ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó.

Trả lời:

- Trong hai năm 1973 - 1974:

+ Miền Bắc cơ bản khôi phục mọi mặt, kinh tế có bước phát triển. Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định.

+ Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57.000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

(trang 157 sgk Lịch Sử 9)

- Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi có lợi cho ta:

- Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất hết chỗ dựa. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính giảm đáng kể.

- Ta: trong điều kiện hòa bình, miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam.

Ở Miền Nam, vùng giải phóng của ta được mơ rộng, sản xuất được đẩy mạnh đã tăng nguồn lực tại chỗ, chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Pa-ri.

(trang 157 sgk Lịch Sử 9)

- Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Trả lời:

- Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Đến cuối tháng 6 -1973, miền Bắc cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971 - là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.

- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 -1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội. Miền Bắc cũng đưa vào chiến trường 26 vạn tổn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.

- Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì này, ngoài việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

(trang 162 sgk Lịch Sử 9)

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?

Trả lời:

- Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên - địa bàn chiến lược quan trọng. Trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10 - 3 - 1975, ta đã nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

- Ngày 14 - 3 - 1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Ngày 21-3, quân ta dành thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế; đến ngày 26-3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam, Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn, rơi vào thế cô lập. Sáng 29 - 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố. Đến 3 giờ chiều, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.

- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn (mang tên chiến dịch Hồ Chi Minh), quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Trước việc tuyến phòng thủ bị chọc thủng (Phan Rang 16-4, Xuân Lộc 21 - 4), nội bộ Mĩ và quân đội Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18- 4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.

- 5 giờ chiều 26 - 4, chiến dịch Hồ Chi Minh bắt đầu. Năm cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 30

Câu 1

Quân dân ta ở hai miền Nam – Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?

Gợi ý đáp án

- Giai đoạn 1954 - 1960: Phong trào Đồng Khởi vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp quân địch, lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, phá sản " chiến lược Aixenhao", chiến lược thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời (20-2-1960), đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.

- Giai đoạn 1961 - 1965: đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt " của Mĩ. Chiến thắng Ấp Bắc ( 2-1-1963), Đông Xuân 1964 - 1965; chống địch lập " Ấp chiến lược " và phá " Ấp chiến lược ".

- Giai đoạn 1965 - 1968: Nhân dân cả nước trực tiếp đánh Mĩ, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc với những chiến thắng itu biểu: chiến thắng Vạn Tường, đập tan phản công mùa khô; tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân

- Giai đoạn 1965 - 1973: Đánh bại Việt Nam hoá chiến tranh; Chiến tranh phá hoại miền bắc lần 2, phối hợp với Lào và Campuchia đánh bại " Đông Dương Hoá Chiến tranh tranh" với những chiến thắng itu biểu: CHinh phủ cách mạng lâm thời công hoà miền nam Việt Nam thành lập. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp. Cuộc tấn công chiến lược 1972, trận Điện Biên Phủ trên không; Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.

- Giai đoạn 1973 - 1975: đánh bại chiến dịch tràn ngập lãnh thổ của địch, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ với thắng lợi mở đầu ở Đường 14 - Phước Long và kết thúc là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.

Câu 2

Lập bảng các niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).

Gợi ý đáp án

Thời gianLĩnh vựcThành tựu
1954 - 1960Sản xuất, xây dựng- Hoàn thành cái cách ruộng đất.

- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Cải tạo quan hệ sản xuất.

1961 - 1965Sản xuất, xây dựngThực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 91961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Nghĩa vụ hậu phươngChi viện khối lượng lớn cán bộ chiến sĩ, thuốc men, đạn dược… cho miền Nam
1965 - 1968Sản xuất, xây dựngChuyển mọi hoạt động sản xuất sang thời chiến
Chống chiến tranh phá hoạiChống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Nghĩa vụ hậu phươngLượng chi viện tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.
1969 - 1973Sản xuất, xây dựngKhôi phục, phát triển sản xuất.
Chống chiến tranh phá hoạiChiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" 1972.
Nghĩa vụ hậu phươngTiếp tục tri viện cho miền Nam trong điều kiện khó khăn.
1973 - 1975- Khắc phục hậu quả chiến tranh.

- Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa.

- Tổng động viên cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1975.

Liên kết tải về

pdf Soạn Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
doc Soạn Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Lịch sử 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK