Soạn Địa 9 Bài 30 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh biết cách viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
Câu 1
Căn cứ vào bảng số liệu 30.1 (SGK trang 112)
a) Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
b) So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng.
Gợi ý đáp án
a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.
- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.
b)- Cây chè:
+ Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.
+ Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.
- Cà phê:
+ Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.
+ Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.
Câu 2
Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê, chè.
a/ Cà phê:
- Tình tình sản xuất và phân bố:
+ Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha, sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn/ha.
+Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khoảng 1 triệu tấn/năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).
+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).
+ Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Thị trường tiêu thụ: Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga...
b/ Chè:
- Tình hình sản xuất và phân bố:
+ Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích và hơn 62% sản lượng chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).
+ Tây Nguyên là vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa).
+ Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn)
- Thị trường tiêu thụ:
+ Trong nước.
+ Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Gợi ý 2
a/ Cà phê:
- Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn/ha.
- Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).
- Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga… Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn/năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).
b/ Chè:
- Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích và hơn 62% sản lượng chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).
- Tây Nguyên là vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)
- Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Gợi ý 3
Cây cà phê:
+ Tình hình sản xuất: diện tích và sản lượng cà phê không ngừng tăng. Năm 2001, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.
+ Phân bố: cây chè được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên trồng nhiều nhất là ở Đắc Lắc, sau đó là Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng. Hiện nay, cà phê cũng được trồng thử nghiệm tại một số địa phương của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với quy mô nhỏ.
+ Thị trường tiêu thụ sản phầm rộng lớn: châu Âu, Tây Á, Đông Á,... các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, CHLB Đức...
- Cây chè:
+ Tình hình sản xuất: diện tích và sản lượng cà phê không ngừng tăng. Năm 2001, diện tích trồng chè của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ là 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.
+ Phân bố: chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ (trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, ...), Tây Nguyên.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn; chè ở nước ta là thức uống ưa chuộng ở nhiều nước: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, ...