Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tiếp tục ôn tập về về phần tập làm văn để củng cổ kiến thức.
Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo), được chúng tôi đăng tải chi tiết sau đây.
Soạn văn 9: Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)
Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) - Mẫu 1
Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác nhau so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
- Giống: đều sử dụng phương thức biểu đạt tự sự là phương thức chính.
- Khác:
- Ở các lớp dưới: các bài văn tự sự chủ yếu tập trung vào các sự kiện, chi tiết.
- Ở lớp 9: Ngoài ra, còn kết hợp miêu tả (tả cảnh, chân dung hay nội tâm nhân vật…), nghị luận, đối thoại, độc thoại.
Câu 8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
- Nguyên nhân: Việc gọi tên một văn bản phụ thuộc vào phương thức biểu đạt chính trong văn bản (ở đây là tự sự). Các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ mang tính bổ trợ.
- Trong một văn bản, rất ít khi chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
STT | Kiểu văn bản chính | Các yếu tố kết hợp với văn bản chính | |||||
Tự sự | Miêu tả | Nghị luận | Biểu cảm | Thuyết minh | Điều hành | ||
1 | Tự sự | x | x | x | x | ||
2 | Miêu tả | x | x | x | x | ||
3 | Nghị luận | x | x | x | x | ||
4 | Biểu cảm | x | x | x | |||
5 | Thuyết minh | x | x | x | x | ||
6 | Điều hành |
Câu 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Bố cục trên có tính tổng quát cho kiểu văn bản tự sự, học sinh cần phải tuân thủ để bài văn tự sự có thể diễn đạt một cách trọn vẹn nội dung.
Câu 11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn vô cùng hữu ích trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn.
- Bởi vì những kiến thức đó cung cấp cho chúng ta những công cụ để từ đó đi phân tích sâu các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
- Ví dụ:
- Các yếu tố về miêu tả trong văn bản Lão Hạc đã giúp cho trong việc phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc.
- Các yếu tố đối thoại trong “Lặng lẽ Sa Pa” giúp cho người đọc hiểu được về tính cách của anh thanh niên...
Câu 12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp ích cho em trong việc viết bài văn tự sự:
- Xác định các bước để làm bài văn tự sự.
- Biết cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
- Ví dụ: Khi làm một bài văn tự sự, đầu tiên cần làm lần lượt theo các bước gồm Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Nhờ đó mà người viết sẽ tránh bị lạc đề.
Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) - Mẫu 2
Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác nhau so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
- Giống: Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự là phương thức chính.
- Khác:
- Các lớp dưới: Bài văn tự sự chủ yếu tập trung vào các sự kiện, chi tiết.
- Lớp 9: Kết hợp phương thức miêu tả (tả cảnh, chân dung hay nội tâm nhân vật…), nghị luận, đối thoại, độc thoại.
Câu 8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
- Nguyên nhân: Việc gọi tên một văn bản phụ thuộc vào phương thức biểu đạt chính trong văn bản (ở đây là tự sự). Các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ mang tính bổ trợ.
- Trong một văn bản, rất ít khi chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
STT | Kiểu văn bản chính | Các yếu tố kết hợp với văn bản chính | |||||
Tự sự | Miêu tả | Nghị luận | Biểu cảm | Thuyết minh | Điều hành | ||
1 | Tự sự | x | x | x | x | ||
2 | Miêu tả | x | x | x | x | ||
3 | Nghị luận | x | x | x | x | ||
4 | Biểu cảm | x | x | x | |||
5 | Thuyết minh | x | x | x | x | ||
6 | Điều hành |
Câu 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Bố cục trên có tính tổng quát cho kiểu văn bản tự sự, học sinh cần phải tuân thủ để bài văn tự sự có thể diễn đạt một cách trọn vẹn nội dung.
Câu 11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn vô cùng hữu ích trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn.
- Bởi vì những kiến thức đó cung cấp cho chúng ta những công cụ để từ đó đi phân tích sâu các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
- Ví dụ:
- Các yếu tố về miêu tả trong văn bản Lão Hạc đã giúp cho trong việc phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc.
- Các yếu tố đối thoại trong “Lặng lẽ Sa Pa” giúp cho người đọc hiểu được về tính cách của anh thanh niên...
Câu 12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp ích cho em trong việc viết bài văn tự sự:
- Xác định các bước để làm bài văn tự sự.
- Biết cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
- Ví dụ: Khi làm một bài văn tự sự, đầu tiên cần làm lần lượt theo các bước gồm Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Nhờ đó mà người viết sẽ tránh bị lạc đề.