Trang chủ Học tập Lớp 7 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Sinh sản ở sinh vật - KHTN 7 Chân trời sáng tạo

KHTN Lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 166

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 7 có thêm vốn kiến thức, dễ dàng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 37 Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Giải Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 37

Luyện tập 1

Luyện tập 1

Trả lời:

Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình thì một lát cắt có thể phát triển thành cây con vì mỗi lát cắt đều có chứa mầm sẽ phát triển thành cây con.

Luyện tập 2

Lấy một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.

Vẽ sơ đồ một hình thức sinh sản vô tính và mô tả bằng lời.

Trả lời:

- Một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật:

  • Ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong,…
  • Ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, mầm khoai tây mọc ra từ củ khoai tây, sinh sản bằng bào tử ở rêu, giâm cành cây mía,…

- Vẽ sơ đồ và mô tả hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức:

Cơ thể ban đầu → Mọc chồi → Cơ thể mới

Cơ thể thủy tức con được hình thành từ chồi con mọc lên ở cơ thể mẹ, chồi lớn lên tách khỏi cơ thể mẹ.

Luyện tập 3

Trong thực tiễn, con người ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng nào?

Trả lời:

Những cây trồng được ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành:

  • Giâm cành: hoa hồng, khoai lang, rau ngót,…
  • Chiết cành: ổi, cam, bưởi,…
  • Ghép cành: hoa đào, hoa giấy, ghép cây ngũ quả trên gốc bưởi,…

Luyện tập 4

Vẽ và hoàn thành sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Trả lời:

Luyện tập 4

Luyện tập 5

Hãy kể tên vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng.

Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Trả lời:

Kể tên một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng:

  • Động vật đẻ con: chó, lợn, bò, mèo, trâu,…
  • Động vật đẻ trứng: vịt, gà, chim bồ câu, cá, ếch,…

Vai trò sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn:

  • Duy trì sự phát triển số lượng liên tục của loài sinh sản hữu tính.
  • Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ, thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 37

Câu 1

Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây? Lấy ví dụ về sinh sản ở một số sinh vật khác.

Hình 37.1 và 37.2

Trả lời:

- Nhận xét về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây:

  • Có 2 cá thể gồm sư tử bố và sư tử mẹ tham gia sinh ra các sư tử con, sư tử con được sinh ra có những đặc điểm giống sư tử bố và mẹ.
  • Chỉ có cây dâu tây mẹ tham gia sinh ra cây con, cây con có đặc điểm giống cây mẹ ban đầu.

- Ví dụ:

  • Mèo bố mẹ giao phối sinh ra các con mèo con.
  • Hạt mướp nảy mầm lên các cây mướp con.
  • ừ lá của cây thuốc bỏng mọc lên các cây thuốc bỏng con.

Câu 2

Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây.

Trả lời:

  • Từ một cá thể ban đầu có thể tạo ra cây dâu tây mới → Đây là hình thức sinh sản vô tính.
  • Từ hai cá thể (sư tử bố và sư tử mẹ) đã tạo nên những con sư tử con → Đây là hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 3

Quan sát Hình 37.3 và trả lời yêu cầu 3, 4:

Hình 37.3

Nhận xét về sinh sản ở trùng biến hình bằng cách hoàn thành bảng sau:

Số cá thể tham gia sinh sản?
Số cá thể con sau sinh sản?
Đặc điểm cá thể con?

Trả lời:

Số cá thể tham gia sinh sảnChỉ có một cá thể tham gia sinh sản.
Số cá thể con sau sinh sảnSau một lần sinh sản có hai cá thể con được tạo thành.
Đặc điểm cá thể conCá thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ.

Câu 4

Ở trùng biến hình, trong sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái không? Vì sao?

Trả lời:

Ở trùng biến hình, trong sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái vì chỉ có một cơ thể ban đầu phân chia cho hai cơ thể con.

Câu 5

Quan sát Hình 37.4, hãy cho biết sinh sản ở cây dây nhện có điểm gì khác với sinh sản ở trùng biến hình.

Hình 37.4

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa sinh sản ở cây dây nhện và sinh sản của trùng biến hình:

Sinh sản ở cây dây nhện

Sinh sản của trùng biến hình

- Cây dây nhện tạo ra một số nhánh mới từ cây ban đầu, mỗi nhánh mới có thể trồng độc lập, số nhánh tạo thành không cố định.

- Từ một trùng biến hình chỉ tạo ra 2 cá thể trùng biến hình con.

Câu 6

Quan sát Hình 37.2 và 37.5, hãy hoàn thành bảng sau:

Đại diệnCây con phát triển từ bộ phận nào của cây?
Cây dâu tây?
Cây thuốc bỏng?
Cây khoai lang?
Cây nghệ?

Trả lời:

Đại diệnCây con phát triển từ bộ phận nào của cây?
Cây dâu tâyThân cây (thân bò), trên vị trí thân đã xuất hiện chồi mầm.
Cây thuốc bỏngLá: từ lá của cây mẹ xuất hiện các rễ cây con và lá mới.
Cây khoai langRễ (rễ củ): trên mỗi củ khoai lang có nhiều chồi mầm, mỗi chồi mầm đều có khả năng hình thành cây con.
Cây nghệThân (thân củ): trên mỗi chồi mầm của thân củ nghệ đều có khả năng hình thành nên cây con.

Câu 7

Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính.

Hình 37.5

Trả lời:

- Đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 là:

  • Cây con được tạo ra từ các bộ phận như rễ, thân, lá của cây.
  • Mỗi cơ quan sinh dưỡng đều phải có chồi mầm là cơ sở hình thành nên cơ thể mới.
  • Các cây con mới tạo thành có đặc điểm giống với cây ban đầu.
  • Số lượng cây mới tạo thành nhiều tùy thuộc vào các chồi mầm hình thành nên các bộ phận của cây ban đầu.

- Vai trò của sinh sản vô tính:

  • Có thể giúp tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn giúp đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • Giúp duy trì các đặc tính của cây mẹ.

Câu 8

Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Câu 9

Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thủy tức và giun dẹp. Gọi tên hình thức sinh sản vô tính phù hợp với mỗi loài.

Hình 37.6

Trả lời:

Mô tả và gọi tên hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và giun dẹp:

Đại diện

Mô tả hình thức sinh sản

Tên gọi hình thức sinh sản

Thủy tức

Trên cơ thể mẹ, mọc ra một chồi. Chồi phát triển hình thành cơ thể mới. Cơ thể mới rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do.

Nảy chồi

Giun dẹp

Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ. Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh một cơ thể. Kết quả, mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới.

Phân mảnh

Câu 10

Dự đoán đặc điểm cơ thể con so với nhau và so với cơ thể ban đầu.

Trả lời:

Trong hình thức sinh sản vô tính ở động vật, các cơ thể con có đặc điểm giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

Câu 11

Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Hình 37.7 đến 37.10

Trả lời:

Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn là:

  • Giâm cành: Cắm một đoạn cành (có chồi mầm) vào đất ẩm sẽ tạo thành các cây mới.
  • Chiết cành: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết rồi làm bầu và bọc đoạn cành lại, khi cành ra rễ thì cắt chuyển sang đất trồng.
  • Ghép cành: Lấy một bộ phận (mắt, cành) của cây nhân giống gắn lên một cây khác.
  • Nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật: Nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành các cây con.

Câu 12

Nêu cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng.

Trả lời:

Cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng: Dựa trên kết quả của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, mỗi cơ quan sinh dưỡng có bao gồm chồi mầm đều có thể phát triển thành cơ thể mới nếu được tách ra trồng riêng. Con người đã ứng dụng vào thực tiễn một số cách nhân giống nhanh cây trồng: chiết cành ở nhóm cây ăn quả (ổi, cam, bưởi, chanh,…), giâm cành một số loại cây cảnh (hoa hồng), tạo dáng cho nhiều loài cây cảnh cổ thụ bằng cách ghép cành vào gốc.

Câu 13

Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người.

Hình 37.11

Trả lời:

- Nhận xét sự hình thành cơ thể mới:

  • Cơ thể mới được sinh ra từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
  • Giao tử đực và giao tử cái được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

- Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người:

Hình 37.11

Câu 14

Vẽ và hoàn thành sơ đồ sau để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 14

Trả lời:

Sơ đồ phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Câu 14

Câu 15

Hãy dự đoán đặc điểm cá thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Cơ thể mới sinh ra là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, do đó, con sinh ra sẽ mang đặc điểm của cả cở thể ban đầu (lưỡng tính) hoặc hai cơ thể đực và cái.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 37

Bài 1

Quan sát hình bên:

Bài 1

a) Nêu hình thức sinh sản ở nấm men.

b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men.

c) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành.

Trả lời:

a) Hình thức sinh sản của nấm men trong hình: mọc chồi.

b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men: Cơ thể nấm ban đầu → Hình thành chồi (chưa có nhân) → Phân chia nhân và tế bào chất → Chồi con hình thành trên cơ thể ban đầu (có đầy đủ màng tế bào, tế bào chất và nhân) → nấm men con.

c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành: Nấm men con mọc chồi ngay trên cơ thể ban đầu và không tách khỏi cơ thể mẹ.

Bài 2

Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.

B. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ tinh – Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả.

C. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả – Thụ tinh.

D. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Kết hạt, tạo quả - Thụ phấn – Thụ tinh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài 3

Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: sự thụ tinh, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn.

a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là …(1)…

b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là …(2)…

c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là …(3)…

d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là …(4)…

Trả lời:

(1) sinh sản sinh dưỡng

(2) hoa đơn tính

(3) sự thụ phấn

(4) sự thụ tinh

Bài 4

Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sính sản hữu tính

Giao tử tham gia sinh sản

?

?

Cơ quan sinh sản

?

?

Đặc điểm cây con hình thành

?

?

Ví dụ

?

?

Trả lời:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sính sản hữu tính

Giao tử tham gia sinh sản

Không có.

Giao tử đực và giao tử cái.

Cơ quan sinh sản

Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Hoa.

Đặc điểm cây con hình thành

Cây con sinh ra giống nhau và giống cây ban đầu.

Tạo ra những cây con mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của cây bố và mẹ.

Ví dụ

Đoạn thân, củ của cây khoai lang cho cây mới.

Hạt của cây mướp mọc lên cây mướp mới.

Bài 5

Hãy nêu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ.

Trả lời:

Những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ:

  • Phương pháp giâm cành: cắt một đoạn thân, cành, lá, rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất. Ví dụ như xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót,…
  • Phương pháp chiết cành: lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cành đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem đi trồng. Ví dụ: bưởi, chanh, cam,…
  • Phương pháp ghép cành: Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau. Ví dụ: Ghép mắt táo, ghép cành hoa hồng Pháp và gốc thân cây tầm xuân,…
  • Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo nên cây con hoàn chỉnh. Ví dụ: chuối, hoa lan, sâm Ngọc Linh,…

Liên kết tải về

pdf KHTN Lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật
doc KHTN Lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK