Giải bài tập SGK Tin học 3 trang 34, 35, 36, 37 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 3 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm của Chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập và Vận dụng của bài 7 trong sách giáo khoa Tin học 3 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Tin học lớp 3 Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm
Giải Hoạt động Tin học 3 bài 7
Hoạt động 1
Theo em, khi An cần tìm cục tẩy thì cách để đồ ở hình nào dưới đây giúp An tìm nhanh hơn?
Đáp án:
Khi An cần tìm cục tẩy thì cách để đồ ở hình 42 (Đồ dùng được sắp xếp) sẽ giúp An tìm nhanh hơn.
Hoạt động 2
Sắp xếp thẻ tên các con vật vào nhóm:
1. Hãy sắp xếp các thẻ tên con vật vào hai hộp ứng với môi trường sống của chúng (dưới nước và trên cạn). Sau khi sắp xếp, em hãy tìm thẻ con voi.
2. Với hộp các con vật sống trên cạn, em hãy phân loại các con vật sống trong rừng và các con vật nuôi trong gia đình. Sau khi sắp xếp, em hãy tìm lại thẻ con voi.
3. Thảo luận với bạn cách em đã tìm thẻ con voi trong mỗi trường hợp trên. Theo em, cách nào tìm nhanh hơn? Vì sao?
Đáp án:
1. Sắp xếp các thẻ tên con vật vào hai hộp:
- Các con vật sống dưới nước: cá mập, tôm, cá hề.
- Các con vật sống trên cạn: mèo, ngựa, chó, voi, sư tử.
2. Phân loại hộp các con vật sống trên cạn:
- Các con vật sống trong rừng: ngựa, voi, sư tử.
- Các con vật nuôi trong gia đình: mèo, chó.
- Tìm lại thẻ con voi sau khi sắp xếp: HS tự thực hiện.
3. Cách em tìm thẻ con voi trong mỗi trường hợp trên:
- Trường hợp 1: em tìm thẻ con voi trong hộp các con vật sống trên cạn.
- Trường hợp 2: em tìm thẻ con voi trong hộp các con vật sống trong rừng.
Cách tìm trong trường hợp 2 nhanh hơn vì số lượng con vật trong hộp ít hơn trường hợp 1.
Giải Luyện tập Tin học 3 bài 7
Luyện tập 1
Em hãy sắp xếp các loại rau quả sau vào ba nhóm phù hợp:
Đáp án:
Sắp xếp các loại rau quả vào ba nhóm phù hợp:
- Củ: su hào, cà rốt, khoai tây.
- Quả: nhãn, dưa hấu, mít, nho, cà tím.
- Rau: mồng tơi, bắp cải.
Luyện tập 2
An đố Minh: Sắp xếp các số từ 1 đến 20 (gọi là dữ liệu) vào hai nhóm sau cho mỗi nhóm có 10 số và các số trong cùng một nhóm phải có điểm chung. Em hãy giúp Minh thực hiện yêu cầu của An nhé. Em hãy chọn một bạn trong lớp để đưa ra yêu cầu sắp xếp khác.
Đáp án:
Cách sắp xếp các số từ 1 đến 20 vào hai nhóm sao cho mỗi nhóm có 10 số và các số trong cùng một nhóm phải có điểm chung:
- Nhóm 1: gồm các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Nhóm 2: gồm các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20
Điểm chung của các số trong mỗi nhóm: số liền sau cách số liền trước 1 đơn vị.
Chọn một bạn trong lớp để đưa ra yêu cầu sắp xếp khác: HS tự thực hiện.
Giải Vận dụng Tin học 3 bài 7
Vận dụng 1
Em hãy nêu một ví dụ ở trường hoặc ở gia đình mà em thấy nhờ sắp xếp hợp lí, việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn.
Đáp án:
Em sắp xếp giá đựng bát, đũa của gia đình em theo các nhóm: bát to, bát bé, đĩa, thìa, đũa, nhờ việc sắp xếp như vậy việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn.
Vận dụng 2
Em hãy phân loại, sắp xếp lại đồ trong tủ quần áo, góc học tập, ngăn bàn học,... của gia đình em để tìm kiếm đồ vật được nhanh hơn khi cần.
Đáp án:
3 ví dụ như sau:
- Giá sách của em được sắp xếp thành các ngăn: ngăn để sách giáo khoa, ngăn để sách bài tập, ngăn để sách nâng cao vào ngăn để vở.
- Phân loại tủ quần áo theo các nhóm: Nhóm áo, nhóm quần, nhóm tất, nhóm váy.
- Phân loại góc học tập theo các nhóm: Nhóm sách giáo khoa, nhóm vở viết, nhóm sách tham khảo, nhóm truyện tranh.