Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học

Nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đồng thời cập nhật những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất, Download.vn xin giới thiệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học.

Hy vọng với tài liệu này quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ GV tiểu học tham gia vào việc quyết định chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong trường. Lao động sư phạm của người thầy ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách mỗi học sinh. Muốn phát huy khả năng sáng tạo cũng như giúp học sinh phát triển tư duy trong môi trường học tập luôn thay đổi thì mỗi nhà giáo phải gương mẫu, phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp GV tiểu học.

Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học thể hiện ở 3 lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mỗi yêu cầu trong chuẩn nghề nghiệp được chia thành nhiều mức độ, phản ánh sự khác biệt về năng lực nghề nghiệp giữa các GV. Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học là căn cứ, định hướng xây dựng đội ngũ GV tiểu học. Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học còn là cơ sở Xây dựng bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế, xây nhà, xưởng, đường sá, cầu cống, hầm lò, bến bãi, trang trí nội thất dưới các hình thức bao thầu thi công, xây lắp hoặc bao thầu cả việc cung ứng nguyên vật liệu.

"xây dựng, bồi dưỡng GV tiểu học; giúp GV tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.Do vậy việc phát triển chuyên môn ở bậc Tiểu học vô cùng quan trọng, nó cải thiện hiệu quả công việc của mỗi cá nhân giáo viên, lãnh đạo chỉ đạo chuyên môn. Tăng cường hiệu quả tổng thể của Nhà trường trong việc cung cấp các hoạt động giáo dục có chất lượng nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh trong môi trường học 2 buổi/ ngày.

Bên cạnh đó nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm rộng lớn bao hàm cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Muốn thực hiện được các nội dung đó cần phải có thời gian và qui trình cụ thể giúp mỗi giáo viên lĩnh hội một cách chắc chắn và vận dụng vào quá trình dạy học đạt hiệu quả. Đây là một vấn đề cần được quan tâm của các nhà lãnh đạo chuyên môn do đó bản thân tôi chọn nội dung này làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm năm học 20...-20....

I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

a) Mục tiêu của đề tài

Phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả, chất lượng, đáp ứng mục tiêu giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.

Mỗi giáo viên được tăng thêm vốn hiểu biết về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm.

Duy trì, phát triển truyền thống tốt đẹp của các nhà giáo dục đi trước; khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi giáo viên Tiểu học trên con đường phát triển giáo dục.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đặc biệt là phẩm chất nhà giáo được nâng cao.

b) Nhiệm vụ của đề tài

Việc tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới đòi hỏi mỗi GV phải có kiến thức vừa sâu vừa rộng, biết cách vận dụng khéo léo giá trị tinh hoa của nhân loại vào bài giảng. GV phải nắm vững mục tiêu và quan điểm dạy học hiện đại, yêu cầu về nội dung chương trình và từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng phát triển trí tuệ, đánh thức óc tò mò, sáng tạo của học sinh.

Những nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn ở tiểu học thực hiện là:

Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động dạy học ở bậc tiểu học như: kiến thức khoa học cơ bản; kiến thức khoa học sư phạm; kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; kiến thức tin học, ngoại ngữ

Có kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng dạy học; kỹ năng giáo dục; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng; kỹ năng nghiên cứu khoa học; và các kỹ năng khác.

I. 3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ở trường tiểu học

I. 4 Phạm vi nghiên cứu

Trường tiểu học Phan Bội Châu, thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana

I. 5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu

Vấn đáp

Thực hành

Thống kê

II. PHẦN NỘI DUNG

II. 1 Cơ sở lý luận

Trong bối cảnh hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ trong các trường Tiểu học trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, là chìa khoá giúp các nhà giáo đạt được mục tiêu giáo dục và góp phần tăng sức mạnh trong môi trường toàn cầu. Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay phát triển với qui mô tăng nhanh và mở rộng nhiều loại hình trường lớp ở tất cả các cấp bậc học... khiến cho công tác phát triển chuyên môn ngày trở nên cấp thiết. Thông tin phát triển chuyên môn trong giáo dục đòi hỏi phải được “khám phá” và các hệ thống thông tin về chuyên môn giáo dục phải được “thiết kế” dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Vì vậy công tác phát triển chuyên môn không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi GV mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học.

Do đó mỗi nhà trường đều phải phát triển về chuyên môn để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng với sự phát triển của đất nước.

Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn của GV khá toàn diện, đa dạng và phong phú: Bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm; bồi dưỡng phát triển về năng lực chuyên môn; bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Trong đó, mỗi nội dung bồi dưỡng đặt ra những yêu cầu và mức độ thành thạo khác nhau. Mỗi giáo viên phải tham gia học tập, tự bồi dưỡng mình để đáp ứng đầy đủ về mọi mặt từ đó chất lượng đội ngũ giáo viên trong đơn vị mới được cải thiện. Cần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên lên một tầm cao mới vì nó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.

II. 2 Thực trạng của vấn đề

a) Thuận lợi, khó khăn

Nhìn chung đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định về định biên, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương; nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học.

100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH, mỗi lĩnh vực đều đạt điểm gần tối đa, tỷ lệ xếp loại Xuất sắc 15/18 đ/c.

Chất lượng giáo dục cuối năm học 20...-20...:

* Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 237/237 tỷ lệ 100%

* Học lực

GiỏiKháTrung bìnhYếu
TSTLTSTLTSTLTSTL
6527%9540.1%7632.510.4

Qua chất lượng giáo dục ở trên cũng phần nào thấy được chất lượng đội ngũ giáo viên của trường. Hầu hết giáo viên đã nắm được phương pháp dạy học mới, vận dụng tốt vào quá trình giảng dạy.

Trình độ đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn chiếm 88.8%.

Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chất lượng đội ngũ không đồng đều, một số giáo viên ngại học hỏi đặc biệt là nội dung học tập về ứng dụng công nghệ thông tin. Kiến thức liên thông giữa các lớp học chưa có sự kết nối. Một số giáo viên hay bảo thủ ngại suy nghĩ để đổi mới hình thức dạy học. Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:

Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như các thành viên khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp. Chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, chưa chủ động xây dựng kế hoạch, thiếu mạnh dạn trong việc đề xuất ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí trầm lắng, giáo viên ít phát biểu, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

b) Thành công, hạn chế

* Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ kỹ thuật ngày một phát triển không ngừng cho nên công tác phát triến chuyên môn trong trường tiểu học càng được chú trọng. Nhà trường tạo điều kiện cho chuyên môn chỉ đạo thực nghiệm việc phát triển chuyên môn thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động kiểm tra, giám sát. Nội dung các biện pháp được thực hành trong đơn vị đồng bộ, dứt điểm các công đoạn: Xây dựng kế hoạch; thành lập đội ngũ giáo viên chủ chốt, cốt cán giàu kinh nghiệm trong giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu làm nòng cốt để thực hiện các biện pháp thành công. Được sự đồng thuận cao trong tập thể sư phạm. Các biện pháp đã khẳng định được chất lượng và hiệu quả cao; đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng giáo dục ngày càng đi lên.

* Đề tài mới chỉ thực nghiệm trong đơn vị chưa đưa ra thực hành ở nhiều đơn vị khác. Kinh nghiệm, nghiệp vụ về tổ chức, hoạt động để bồi dưỡng chưa nhiều; một số giáo viên chưa nhiệt tình trong hoạt động chuyên môn.

c) Mặt mạnh, mặt yếu

Mặt mạnh: Công tác phát triển chuyên môn tại đơn vị đã giúp cho giáo viên ý thức được việc tự học tự rèn, tự khẳng định mình trong môi trường giáo dục hiện đại; thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển vững về chuyên môn chắc về nghiệp vụ trong từng đồng chí giáo viên.

Mặt yếu: Kinh nghiệm phần nào vẫn chưa động viên được một số giáo viên tham gia một cách triệt để.

d) Nguyên nhân

Mọi người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn

Chưa đổi mới được cách thức sinh hoạt chuyên môn do: Một số GV còn coi nhẹ chưa thực sự say mê với công tác chuyên môn ít phát biểu xây dựng hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt CM

Việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt CM chưa phong phú, đa dạng chưa có sức thuyết phục được đông đảo giáo viên.

Hình thức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu chưa được cải tiến hầu như theo một tiến trình người thuyết và người tiếp thu chưa có hướng phản hồi ngược lại một mặt do ngại với người thuyết trình, mặt khác ít suy nghĩ để đưa ra lời phản hồi ngược; chưa đột phá và đổi mới nên hiệu quả chưa cao.

e) Phân tích , đánh giá các vấn đề thực trạng

Để phát triển chuyên môn có hiệu quả trong công tác chỉ đạo cần sát thực, thường xuyên giám sát, đôn đốc kịp thời, chấn chỉnh tình trạng thiếu ý thức trong việc bồi dưỡng chuyên môn. Tăng cường quy chế dân chủ trong sinh hoạt cũng như trong xây dựng kế hoạch chuyên môn, tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được tham gia, được học hỏi lẫn nhau.

Bên cạnh đó một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác dạy học của mình.

Ban giám hiệu hàng năm đều có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa chuyên sâu còn mang tính khái quát và tự phát.

Hàng năm bản thân đã nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng chuyên môn và đã xây dựng được một vài chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, song do nội dung các mặt của chuyên môn quá rộng khó có thể xây dựng và thực hiện hết trong một năm do đó trong kế hoạch hàng năm chỉ tư vấn, hỗ trợ được một số nội dung nhất định vậy vẫn còn nhiều mặt giáo viên chưa tiếp cận được. Đặc biệt là kinh nghiệm, nghiệp vụ về tổ chức hình thức, hoạt động để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chưa nhiều, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong hoạt động.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học có tính "dĩ hòa vi quý"; mọi người né tránh việc nhận xét, phê bình những việc làm chưa đúng; việc biểu dương, khen thưởng về chuyên môn chưa tạo được sự phấn khích cho người làm tốt công việc.

Bên cạnh đó đời sống của một số giáo viên chưa được khấm khá, họ còn phải lo toan bao nhiêu việc cho gia đình dẫn đến việc lơ là về công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn.

Sau khi phân tích thực trạng, thấy được ưu điểm, khuyết điểm của công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Phan Bội Châu, tôi đã có một số biện pháp mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của công tác này.

II.3. Giải pháp, biện pháp

a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường. Giúp mỗi giáo viên trong nhà trường từng bước vững về chuyên môn, nâng cao hiểu biết về chuyên môn (giảng dạy, giáo dục).

Giáo viên có tầm nhận thức, tự tin trong việc xây dựng kế hoạch dạy học đa dạng, phong phú, phù hợp tình hình cụ thể theo đối tượng học sinh bản thân họ phụ trách ; tự chủ linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch đề ra. Tỷ lệ GV xếp loại xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được nâng cao.

Mỗi giáo viên tự nâng cao ý thức trong việc tự học tự rèn, linh động sáng tạo trong công việc được giao.

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

* Biện pháp giáo dục chính trị-tư tưởng

- Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên; giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên, giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, mọi người phải ý thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mình.

- Tiếp tục thực hiện phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “ Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phát huy tính năng động, sáng tạo và tinh thần giác ngộ của đội ngũ là Đảng viên, tạo động lực thúc đẩy mọi thành viên trong nhà trường tham gia vào hoạt động chuyên môn có hiệu quả hơn, làm cho đội ngũ giáo viên xem bồi dưỡng chuyên môn vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền lợi của mình.

* Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

Bước một: Xây dựng kế hoạch và thúc đẩy quá trình tự học

Kế hoạch lập ra phải căn cứ các công văn hướng dẫn liên quan đến chuyên môn của các cấp; dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường, và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch phải đạt được những yêu cầu sau:

100% giáo viên phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên.

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nâng dần tỉ lệ trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn ngày càng cao.

80% – 90% giáo viên phải có trình độ tin học chứng chỉ A và tiếp tục học tiếp nâng trình độ tin học chứng chỉ B.

Trình độ Ngoại ngữ chứng chỉ A, nhà trường cần quan tâm sâu sắc để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.

Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt được.

Giáo viên muốn đạt danh hiệu lao động tiên tiến phải hoàn thành các chỉ tiêu cao, cần nỗ lực không ngừng học tập nghiệp vụ chuyên môn và tích cực tham gia các phong trào do ngành phát động, đặc biệt là các phong trào thi đua, thực hiện đúng các tiêu chí của Luật thi đua khen thưởng.

Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng thường xuyên, lớp đại học, cao đẳng tại chức. Để tạo điều kiện cho các đồng chí đi học, Ban giám hiệu đã sắp xếp thời khoá biểu phù hợp để các đồng chí giáo viên được nghỉ trong các ngày đi học.

Thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có trình độ học vấn cao đã đóng góp vai trò chủ chốt trong các tổ chuyên môn, là những mũi nhọn trong phong trào thi giáo viên dạy giỏi và được đồng nghiệp tin yêu, quý mến.

Thực hiện kế hoạch theo thời gian đã ấn định, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tư vấn thúc đẩy để việc bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả cao.

Bước hai: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hàng năm

Dựa vào tình hình trong và ngoài nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cho từng nội dung bồi dưỡng. Phải có kế hoạch dài hạn 5 năm, kế hoạch ngắn hạn cho từng năm, từng tháng. Ví dụ: căn cứ vào kết quả bảng thống kê năm học 2013 – 20..., tôi đã xây dựng kế hoạch năm 20... – 20... một số nội dung sau:

- Trình độ chuyên môn giáo viên từ cao đẳng đến đại học. 88 đến 90%

- Chuyên môn từ Đại học lên thạc sỹ 1 đ/c

- Trình độ chính trị trung cấp 02 – 03 đ/c

- GV dạy giỏi cấp trường 16/17đ/c tỷ lệ 94.0%

- Giáo viên viết chữ đẹp: 100%

* Lập kế hoạch:

Trong từng năm từng tháng từng tuần tôi đã định hướng được từng nội dung cần bồi dưỡng. Tiếp đó phải tổ chức chặt chẽ, nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện, phân công người phụ trách, thực hiện, điều tiết thời gian, kinh phí… Sau đó phải có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời.

Đầu năm phân công, sử dụng đúng nguồn nhân lực sẽ phát huy được khả năng của mỗi người, ngược lại sắp xếp không hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc, gây cản trở cho việc đào tạo bồi dưỡng và ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ nhất là trong điều kiện giáo viên tiểu học đào tạo theo nhiều hệ.

Việc phân công lao động cho từng giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc chung sau đây:

- Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của các cấp.

- Phù hợp với trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn của giáo viên.

- Tuân thủ tính kế thừa khi phân công.

- Cân nhắc đến phẩm chất công tác và phẩm chất cá nhân của từng giáo viên.

- Đảm bảo chất lượng và lợi ích của học sinh nên các tổ chuyên môn, các lớp phải bố trí xen kẽ giáo viên giỏi và yếu, giáo viên cũ và mới.

- Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên.

Bố trí giáo viên có năng lực về chuyên môn thực hiện một số chuyên đề: Tìm hiểu về Thông tư 30/20.../TT-BGD&ĐT đánh giá học sinh tiểu học; thay đổi hình thức tổ chức dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm,.. giúp giáo viên trong nhà trường được học tập lẫn nhau, cùng nhau phát triển chuyên môn trên tinh thần học hỏi, tự khám phá tự thực hành tránh làm thay và dạy theo một cách máy móc.

Bước 3. Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt,

có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin

cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ.

Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên Tiểu học.

Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ.

Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp

thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ

sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá

Làm bất cứ việc gì nếu không có kiểm tra, đánh giá thì kết quả không cao, do vậy mỗi lần phổ biến nội dung về chuyên môn khoảng 1 – 2 tuần tôi lại xin ý kiến nhà trường cho Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra, tư vấn việc thực hiện của giáo viên về nội dung đã triển khai hoặc đã chuyên đề. Sau khi đợt kiểm tra đúc rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch cho thời gian tới sát thực.

Hình thức kiểm tra: Bố trí thời gian cho các giáo viên kiểm tra lẫn nhau, Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra, tổ khối trưởng kiểm tra tư vấn.

Hồ sơ kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ cá nhân, hồ sơ học sinh (là những sản phẩm của học sinh thực hiện trong ngày), dự giờ đột xuất, dự giờ báo trước, …

Bước 5: Công tác thi đua khen thưởng

Thi đua khen thưởng là một hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển chuyên môn. Khen thưởng là động lực để mỗi CBVC vươn lên vượt qua mọi thử thách để hoàn thành tiêu chí đã đề ra. Chính vì thế trong mỗi đơn vị cần xây dựng kế hoạch khen thưởng hợp lý theo từng học kỳ để khuyến khích, động viên giáo viên tích cực hơn nữa trong công tác, nhằm gặt hái kết quả cao nhất.

Sau khi xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cần lấy ý kiến của tất cả CBVC, bổ sung đầy đủ và đưa vào thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn cuối kỳ 1 và cuối năm.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Trước hết bản thân phải xây dựng kế hoạch căn cứ vào các công văn hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ: Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động “mỗi thầy giáo và cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; HD số 5842 điều chỉnh nội dung dạy học; Quyết định 16 về chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, …

Sau khi xây dựng xong dự thảo cần lấy ý kiến đóng góp của giáo viên trong nhà trường để hoàn thiện kế hoạch trình hiệu trưởng trước khi đưa vào thực hiện.

Cần có sự tự giác hợp tác nhiệt tình của giáo viên; sự phối kết hợp của các đoàn thể trong nhà trường mới thực hiện các biện pháp dễ dàng và hiệu quả.

d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Năm giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện. Nếu thiếu 1 trong 5 giải pháp sẽ dẫn đến việc hiệu quả không cao.

e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Kết quả

Đầu năm học 20... -20... tỷ lệ học sinh yếu toàn trường như sau:

Môn Tiếng Việt: 37/244 tỷ lệ 15%

Môn Toán: 35/244 tỷ lệ 14.3%

Học kỳ 1 năm học 20...-20...

Kiến thức, kỹ năng và các hoạt động giáo dục

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học
doc Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển chuyên môn trong trường Tiểu học 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK