Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ Mẫu giáo mục tiêu giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Hiểu được điều đó, Download.vn xin giới thiệu mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu giáo.
Đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm có giá trị ứng dụng nhằm mang đến cho quý thầy cô giáo, những người làm công tác giáo dục có thêm mẫu sáng kiến kinh nghiệm hay phục vào công việc giảng dạy. Nội dung chi tiết mời các bạn đọc cùng theo dõi và tải tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu giáo
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Mục tiêu giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn giữ gìn được sức khoẻ nhất thiết phải giữ cơ thể sạch sẽ. Chính vì vậy năm học 20.......–20......., sở giáo dục đào tạo ............., phòng giáo dục............. đã đẩy mạnh chuyên đề giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo trong tất cả các trường MN thuộc sở và Thị xã quản lý. Sở và phòng GD đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về công tác giáo dục vệ sinh cho cán bộ giáo viên MN ..............
Là một giáo viên MN tôi cũng được tham gia các lớp tập huấn này. Sau những buổi tập huấn tôi càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với trẻ MN. Tuy nhiên, theo chuyên đề vệ sinh cá nhân mới của năm học 20.......-20....... này lại có nhiều thay đổi trong các thao tác vệ sinh của trẻ. Số lượng thao tác trong vệ sinh tay và mặt của trẻ nhiều hơn, phức tạp hơn so với các năm trước. Là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, các cháu chưa từng phải vệ sinh cá nhân tay mặt cho bản thân. Tôi phân vân mãi không biết mình phải làm gì để có thể giúp các cháu nhớ hết các thao tác vệ sinh mà chuyên đề đã đưa ra một cách nhanh chóng nhất?
Mới đầu tôi cho các cháu làm các thao tác tay không và khăn khô nhiều lần trong ngày. Đồng thời cho lần lượt các cháu ra thực hành với vòi nước và xà phòng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Mỗi cháu khi vệ sinh tôi đều phải đứng nhắc và thực hành các thao tác cho trẻ làm theo. Lớp có 24 cháu đồng nghĩa với việc tôi phải thực hiện 24 lần rửa tay và lau mặt. Ngoài ra còn phải kết hợp lời nói để hướng dẫn trẻ. Công việc không hề đơn giản và cũng mất tương đối nhiều thời gian của mỗi ngày. Giờ hoạt động vệ sinh lần nào cũng kéo dài hơn so với quy định làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác mà các cháu mãi vẫn không nhớ hết được lần lượt các thao tác vệ sinh. Thế nhưng đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho trẻ. Vì vậy bắt buộc trẻ cần phải thực hiện thường xuyên và đều đặn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể nhớ hết các thao tác vệ sinh và thực hiện được một cách thuần thục để không làm mất thời gian cho các hoạt động khác ở trường và quan trọng hơn trẻ biết để có thể thực hiện vệ sinh đúng thao tác ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội? Đó là điều làm tôi trăn trở trong nhiều ngày dài.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi quyết định chọn đề tài “Giúp trẻ nhớ các thao tác vệ sinh và các nhóm thực phẩm” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Để có thể giúp trẻ nhớ hết các thao tác vệ sinh tay và mặt trước hết cô cần nắm được các thao tác vệ sinh của từng hoạt động rồi phân nhóm các thao tác theo từng bước “ ở đây tôi chỉ để cập đến các thao tác vệ sinh tay và mặt”.
Cụ thể với thao tác vệ sinh tay bao gồm lần lượt các bước: Xắn cao tay áo, đưa 2 tay hứng dưới vòi nước từ cổ tay xuống sao cho ướt hết cả 2 tay. Lấy xà phòng xoa khắp bàn tay và cổ tay. Đưa tay phải cầm cổ tay trái và xoay tròn rồi xoay lại tay trái xoay tròn cổ tay phải. Tay phải lau mu tay trái rồi đổi tay trái lau mu tay phải. Sau đó tay nọ cầm từng ngón của tay kia và xoay tròn cho 10 ngón. Rồi lồng 2 tay bàn tay vào nhau giữa các ngón để lau kẽ tay trái và đổi lau kẽ tay phải. Rồi 2 tay vào nhau để rửa lòng bàn tay. Sau đó 5 ngón tay trái chụm lại xoa vào lòng tay phải rồi đổi lại chụm 5 ngón tay phải xoay vào lòng tay trai. Rồi xả tay dưới vòi nước cho sạch xà phòng và lau tay với khăn khô.
Thao tác vệ sinh mặt “ Trong chuyên đề trẻ mẫu giáo bé không phải vệ sinh mặt theo đúng các bước này mµ sẽ được các cô giáo giúp đỡ thực hiện. Nhưng lớp tôi chủ nhiệm có 5 cháu 4 tuổi học ghép nên tôi cũng phải rèn và hướng dẫn các cháu thao tác vệ sinh mặt” bao gồm lần lượt các thao tác nhỏ sau: Rửa tay sạch sẽ, lấy đúng khăn của mình, trải khăn lên tay phải. Ngón tay cái lau mắt phải, ngón tay trỏ lau mắt trái. Xích khăn lên lấy phần khăn sạch lau từ trán bên trái qua má xuống cằm,rồi xích khăn lên lau từ trán bên phải qua má xuống cằm. Xích khăn lên phần sạch lau sống mũi kéo xuống vuốt lỗ mũi. Xích khăn lau miệng. Vò khăn dưới vòi nước cho sạch. Trải khăn lên 2 bàn tay. Tay phải lau cổ phía bên trái, tay trái lau cổ phía bên phải. Trở khăn tay trái lau vành tai và lỗ tai trái. Tay phải lau vành tai và lỗ tai phải. Hai tay cầm múi khăn lau 2 lỗ mũi. Sau đó bỏ khăn vào chậu
2. Thực trạng của vấn đề
Mới nghe cũng có vẻ dài và phức tạp, người lớn nếu nghe qua chắc cũng khó nhớ nói gì các trẻ mẫu giáo bé khả năng nhận thức tư duy còn thấp làm sao trong 1 sớm, 1 chiều mà nhớ hết được. Tuy nhiên được sự giúp đỡ động viên của BGH, chuyên môn và đồng nghiệp tôi đã hạ quyết tâm phải giúp các cháu nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh tay mặt. Trong quá trình giúp trẻ nhớ và thực hành các thao tác vệ sinh tay mặt tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn
a, Thuận lợi
- Các cháu được học: trường bán trú, các cháu đi học cả ngày.
- Được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Ban giám hiệu trường và phòng Giáo dục, phụ huynh học sinh giúp đỡ về cơ sở vật chất.
- Các cháu phần lớn ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh.
b, Khó khăn:
- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn quá nhỏ do sinh vào những tháng cuối năm. Khả năng nhận thức tư duy còn hạn chế
- Nhiều cháu chưa từng tự vệ sinh cá nhân tay mặt cho mình
- Các thao tác vệ sinh mới có nhiều thay đổi và nhiều thao tác và phức tạp hơn các năm trước
- Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, và một số phụ huynh lo kinh tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ sống trong môi trường thiếu lành mạnh từ gia đình.
- Về nhà các cháu vẫn được bố mẹ vệ sinh tay mặt cho và nếu có cho trẻ làm thì cũng làm chưa đúng các thao tác mà trẻ được học ở lớp
* Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu tìm những biện pháp giải quyết như sau:
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
* Hệ thống các thao tác cho hoạt động vệ sinh tay mặt quá nhiều so với trẻ, tôi tóm lượt ngắn gọn các thao tác rửa tay thành 6 bước cơ bản như sau:
Các bước cho thao tác vệ sinh tay
Bước 1 - Xắn cao tay áo, hứng dưới vòi nước chảy sao cho ướt từ cổ tay xuống hết lòng bàn tay và xoa xà phòng khắp 2 bàn tay
Bước 2 - Rửa cổ tay và mu tay: Đưa tay phải xoay cổ tay trái rồi tay trái xoay cổ tay phải. Tiếp tục dùng tay nọ lau cọ mu tay kia
Bước 3 - Xoay tròn rửa từng ngón tay. Và kẽ 2 bàn tay
Bước 4 - Xoa 2 tay vào nhau rửa lòng bàn tay
Bước 5 - Chụm đầu các ngón tay trái xoay vào lòng tay phải và ngược lại để rửa các đầu ngón tay
Bước 6 - Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước sạch và lau tay khô ráo
Các bước cho thao tác vệ sinh mặt
Bước 1 - Lấy khăn trải khăn lên tay. Lấy ngón cái lau mắt phải rồi lấy ngón trỏ lau mắt trái
Bước 2 - Xích khăn lên phần khăn sạch lau từ trán qua má xuống cằm ( bên trái và bên phải)
Bước 3 - Xích khăn lên lau từ sống mũi xuống và vuốt phần ngoài của lỗ mũi cho sạch, xích khăn lên tiếp và lau miệng
Bước 4 - Cho khăn dưới vòi nước sạch và vò khăn cho sạch rồi vắt cho ráo
Bước 5 - Trải khăn lên 2 tay, tay trái lau cổ bên trái, tay phải lau cổ phía bên phải
Bước 6 - Trở khăn sang bên phần khăn sạch tay lau 2 vành tai và lỗ tai. Tay trái lai tai bên trái, tay phải lau tay bên phải
Bước 7 - Cầm 2 mũi khăn ngoáy 2 lỗ mũi lau lỗ mũi và bỏ khăn vào chậu
Biện pháp này cũng đã giúp các cháu có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên nhiều cháu vẫn chưa nhớ hết được lần lượt bước 1, bước 2, bước 3... phải làm như thế nào? Gồm những thao tác gì? Biện pháp chưa thực sự hiệu quả đối với nhiều cháu. Tôi tiếp tục suy nghĩ và đưa ra giải pháp sáng tác các thao tác vệ sinh tay mặt mới thành bài thơ cho các cháu học thuộc. Và khí vệ sinh các cháu đọc thơ theo từng bước để nhớ được các thao tác trong các bước vệ sinh tay và mặt
* Nghiên cứu sáng tác bài thơ giúp trẻ học
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chỉnh sửa tôi đã viết ra được 2 bài thơ cho thao tác vệ sinh tay mặt như sau
Tập rửa tay
Một làm ướt 2 tay
Xoa xà phòng lên nhé!
Hai cổ tay xoay kỹ
Rồi tiếp đến mu tay
Ba các ngón xoay tròn
Và kẽ tay lau sạch
Bốn hai tay xà mạnh
Sao cho sạch trong lòng
Năm chụm đầu các ngón
Xoay vào lòng tay kia
Sau xả sạch xà phòng
Và lau tay khô ráo!
Tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Ngón cái lau mắt phải
Ôi mắt trái lau nhanh
Từ trán lau xuống má
Đi thẳng xuống cằm luôn
Xích khăn lên cho sạch
Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì?
Cái miệng xinh của bé
Vo khăn sao cho sạch
Vắt cho ráo bé ơi
Tay rái lau cổ trái
Tay phải cổ phải thôi
Trở khăn sang bên trái
Hai cái khăn lau liền
Hai mũi khăn cầm chặt
Lau lỗ mũi bé xinh
Bỏ khăn ngay vào chậu
Bé đã lau xong rồi
Với giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã biết kết hợp với bài thơ và nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước vệ sinh tay và mặt. Tuy nhiên vẫn còn 1 số cháu do sinh cuối năm khả năng tiếp thu và ghi nhớ của các cháu đó còn chậm mà khi về nhà trẻ lại được bố mẹ về sinh cho hoặc có cho tự vệ sinh cũng vệ sinh theo cách khác không theo các bước và thao tác trẻ được học. Vì vậy mà tạo ra mâu thuẫn giữa cách vệ sinh ở lớp và ở nhà nên sự tiếp thu của trẻ bị phân tán. Hiệu quả chưa đạt được như cưng ý. Để khắc phục khó khăn này tôi đã phối hợp cùng phụ huynh trong công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ.
* Thông nhất với PH về các thao tác vệ sinh tay mặt để Phụ huynh hướng dẫn ở nhà đồng nhất với cô
- Tôi lợi dụng buổi họp Phụ huynh đầu năm trình bày với phụ huynh những chương trình mà các cháu được học trên trường trong đó có việc các cháu được học cách tự vệ sinh cá nhân
- Tuyên truyền với phụ huynh về ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh và biết vệ sinh bằng xà phòng nhằm phòng tránh bệnh tật
- Trình bày với Phụ huynh các bước và các thao tác vệ sinh tay mặt theo chuyên đề mới và kêu gọi phụ huynh phối kết hợp với cô cho trẻ vệ sinh ở trường cũng như ở nhà đúng tuần tự các bước và các thao tác đồng nhất
- Hàng ngày nhắc nhở phụ huynh những trẻ chưa thực hiện được kết hợp cùng cô để kèm và hướng dẫn trẻ trong việc vệ sinh tay mặt ở nhà
- Khích lệ và khen ngợi những trẻ tiến bộ bằng cách khen ngợi biểu dương trẻ trước lớp và với phụ huynh
4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một năm học áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp rèn luyện các thao tác vệ sinh tay cho lớp MG bé Phú Thuận, nhìn chung cuối năm học các cháu đã hình thành những thói quen vệ sinh và các thao tác vệ sinh một cách khả quan.
Đa số các cháu đã thành thạo những kỹ năng rửa tay ở cả 2 lứa tuổi MG bé và MG nhỡ như:
- Trẻ nhớ tuần tự các thao tác vệ sinh tay mặt. Nhớ và thuộc các bài thơ về về sinh để áp dụng trong các thao tác vệ sinh.
- Tự rửa tay đúng lần lượt các thao tác thành thạo với dụng cụ vệ sinh và xà phòng.
- Biết vệ sinh tay mặt những lúc cần như lúc ngủ dậy, trước và sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay mặt bẩn...
- Trẻ biết tự giác vệ sinh đúng thao tác khi ở trường cũng như ở nhà.
* Kết quả học kỳ I:
75% thực hiện tốt
10% trẻ thực hiện khá
10% trẻ thực hiện ở mức trung bình
5% trẻ yếu kém chưa thực hiện được.
* Kết quả học kỳ II:
100% thực hiện tốt
Bên cạnh đó tôi đã trao đổi với những đồng nghiệp lớp bên cạnh cùng thực hiện và kết quả rất khả quan. Đặc biệt là với lớp MG 5 tuổi Phú thuận. Chỉ sau 2 tuần thực hiện hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh tay mặt mặt theo bài thơ thì 96% trẻ đã thực hiện thành thạo thao tác vệ sinh tay mặt cho bản thân. Và sau 3 tuần thực hiện 100% trẻ đã thực hiện tốt.
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của SKKN
Giúp trẻ giữ gìn vệ cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh, phòng chống lại các loại bệnh tật. Trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình xã hội. Tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ cần phải phải giúp cho trẻ ý thức thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn trẻ có thể tự giác vệ sinh được nhất thiết trẻ phải biết thực hiện các thao tác vệ sinh như thế nào. Muốn vậy những người chăm sóc giáo dục trẻ ( Phụ huynh và giáo viên) cần phải tập luyện cho trẻ những thao tác vệ sinh 1 cách thành thạo. Nhiệm vụ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh không phải là nhiệm vụ riêng của giáo viên hay của phụ huynh mà đây là trách nhiệm chung của những người chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy việc tìm ra biện pháp giúp hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh nhanh nhất là 1 việc làm thiết thực.
Mặt khác chuyên đề vệ sinh cá nhân cho trẻ là chuyên đề đã được sở Giáo dục ............. thúc đẩy và là 1 trong những chuyên đề chính mà tất cả các phòng Giáo dục, các trường MN, các lớp Mẫu giáo cần thực hiện tốt. Biện pháp quy các thao tác vệ sinh cá nhân thành những bài thơ là 1 biện pháp hiệu quả giúp các giáo viên hướng dẫn trẻ 1 cách nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó khi trẻ có thể thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh cá nhân thành thạo trẻ sẽ hình thành thói quen vệ sinh và có những hành vi văn minh cho bản thân và cho xã hội.
2, Những nhận định chung
Kết quả của việc hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như mong muốn là nỗ lực của cả cô, cả trò và của cả các bậc phụ huynh trong suốt năm học 20.......-20........ Do vậy việc phối hợp giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh trong công tác hướng dẫn là vô cùng trọng.
Từ những kết quả đã đạt được chúng ta có thể áp dụng các bài thơ vệ sinh để hướng dẫn trẻ vào những năm học sau. Có thể áp dụng cho các lớp Mẫu giáo, các trường MN.
3, Bài học kinh nghiệm
- Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức vệ sinh cần thiết.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích trẻ thực hiện đúng, và hạn chế những lần thực hiện thao tác vệ sinh sai.
- Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác rèn luyện các thao tác vệ sinh cho trẻ. Do đó muốn chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
4, Những ý kiến đề xuất
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ những thao tác vệ sinh cá nhân tay mặt, bản thân tôi đã rút ra sau một năm học và đã thực hiện tốt. Hy vọng có thể giúp các chị em đồng nghiệp hoàn thành tốt trong công tác hướng dẫn rèn luyện trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân.
Mong các chị em đồng nghiệp, BGH nhà trường, phòng GD thị xã...các cấp, ngành có liên quan có những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn