Sau đây, mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.
Hy vọng với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm:
Kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo án đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Để thiết kế được bài giảng đạt chất lượng theo mong muốn đòi hỏi mọi giáo viên đều phải có sự đầu tư tương xứng về chuyên môn cũng như thời gian... Đặc biệt là trong soạn bài giảng điện tử hiện nay, sự đầu tư đó càng cao hơn. Nhất là tìm hiểu kỉ năng về sử dụng phần mềm. Càng am hiểu về nhiều phần mềm bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm thiết kế phù hợp và thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình soạn giảng. Mỗi phần mềm soạn giảng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác định được nội dung thể hiện mục tiêu bài giảng của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng phù hợp.
Nhìn chung, phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng. Tuy nhiên MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Để tận dụng những thế mạnh của MS Powerpoint và khả năng sử dụng của người soạn giảng chúng ta cần chọn một số phần mềm có thể tích hợp trên phần mềm MS Powerpoint để kết xuất thành bài giảng điện tử đúng các chuẩn SCORM, AICC nói trên. Sau đây tôi xin điểm qua một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng :
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ soạn giảng hiện nay. Nhưng chủ yếu được chia làm hai nhóm chính đó là :
Nhóm phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, Violet của công ty Bạch Kim Việt Nam…
Nhóm phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như iSpring presenter (có phiên bản tiếng Việt) và Adobe Presenter…
Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning. Với những ai đã quen dùng Powerpoint thì nên cài đặt Adobe Presenter hoặc iSpring Presenter… để sử dụng, nếu là người mới bắt đầu hoặc không ngại khám phá cái mới thì hãy sử dụng các phần mềm độc lập như Lectrure Maker hoặc VioLet...
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Giúp thầy cô xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung của bài soạn và khả năng, điều kiện của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn thảo hợp lí .
Giúp các thầy cô nhận biết được tính năng, ưu điểm và nhược điểm của một số phần mềm soạn giáo án điện tử cũng như phần mềm hỗ trợ hiện nay trên trang thiết kế bài giảng e-Learning của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Và đường dẫn để tải các phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng soạn giảng chi tiết.
Tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và đề xuất một số ý kiến giúp các thầy cô thuận lợi trong việc chọn phần mềm hỗ trợ thiết kế giáo án điện tử phù hợp và hiệu quả.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo viên thuộc cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các trường thuộc cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra, quan sát.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
Phương pháp trãi nghiệm, thực nghiệm.
Phương pháp trao đổi, trò chuyện
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như đã nói ở lí do trên. Để thiết kế được bài giảng đạt chất lượng, đúng yêu cầu đòi hỏi mọi giáo viên đều phải có sự đầu tư tương xứng về chuyên môn cũng như thời gian, khả năng lựa chọn và sử dụng phần mềm soạn giảng. Càng biết về nhiều phần mềm bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm thiết kế phù hợp và thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình soạn giảng. Mỗi phần mềm soạn giảng và hỗ trợ soạn giảng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác định được nội dung, mục tiêu cần thể hiện trong bài giảng của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng hợp lí ( Ví dụ : Môn liên quan đến các hình học không gian động, trắc nghiệm linh hoạt..nên dùng phần mềm Violet, iSpring Presenter. Những môn liên quan nhiều đến video thì nên dùng phần mềm Lecture Maker..).
Phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng. Tuy nhiên MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Nói như thế không có nghĩa là ta phải loại bỏ, không dùng phần mềm MS Powerpoint. Không thể phủ nhận những tính năng hay của phần mềm này. Đặc biệt rất nhiều giáo viên đã thông thuộc kỹ năng soạn thảo trên MS Powerpoint. Chính vì thế ta nên tận dụng những điểm mạnh đó, với sự hỗ trợ của một số phần mềm tích hợp trên MS Powerpoint có thể tạo và xuất bài giảng theo chuẩn e-Learning, tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. . Có rất nhiều phần mềm soạn giảng hiện nay, giúp giáo viên có nhiều cơ hội tham khảo và lựa chọn phần mềm phù hợp cho riêng mình.
II.2. THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi- khó khăn
* Thuận Lợi: Việc soạn giáo án, bài giảng điện tử được Bộ, Sở quan tâm phát động và Phòng GD&ĐT Krông Ana triển khai qua một thời gian khá dài. Giáo viên cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với việc soạn bài giảng điện tử. Lãnh đạo trường tôi cũng như nhiều trường đã đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. Đã phần nào giúp giáo viên có sự đầu tư tìm hiểu phần mềm soạn giảng. Có nhiều phần mềm hỗ trợ mới và trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng cao..
* Khó khăn: số lượng giáo viên lớn tuổi chiếm tỉ lệ cao, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một số trường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng..
b. Thành công- hạn chế
* Thành công: Sau quá trình triển khai, khảo sát kết quả đã đem lại thành công đáng kể, ngày càng nhiều giáo viên tham gia thiết kế giáo án lên lớp hàng tuần. cũng như nhiều bài giảng có chất lượng tốt tham gia kì thi thiết kế bài giảng điện tử elearning do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana tổ chức hàng năm. Nhiều phần mềm thiết kế mới cũng được giáo viên dày công nghiên cứu đưa vào thiết kế bài giảng.
* Hạn chế: Mặc dù được đông đảo giáo viên hưởng ứng tham gia. Xong chất lượng một số bài giảng còn chưa cao, một số giáo viên lớn tuổi còn lúng túng chưa bắt nhịp kịp.
c. Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh: Mỗi trường đều có ít nhất một giáo viên chuyên tin học trẻ đầy nhiệt huyết nên đây cũng là một thế mạnh để triển khai các chuyên đề giới thiệu phần mềm mới, hỗ trợ giáo viên trong trường soạn bài giảng. Chuyên môn, Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm khích lệ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh hào hứng trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ sở thiết bị, máy móc ngày càng được đầu tư nhiều và chất lượng hơn.
* Mặt yếu: Đa số giáo viên tin trẻ, kinh nghiệm còn non. Giáo viên ở nhiều trường đa số là giáo viên lớn tuổi khả năng sử dụng tin học còn yếu.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân khách quan: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng được Bộ, sở, Phòng quan tâm đầu tư cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Xu hướng tin học hóa xã hội ngày càng cao. Nhu cầu truy cập thông tin, tài liệu, học tập qua mạng ngày càng lớn…
Nguyên nhân chủ quan: Đa số giáo viên nhận thức được hiệu quả và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Từ đó chủ động tìm hiểu nghiêng cứu các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Đặt biệt là các phần mềm soạn bài giảng điện tử. Nhà trường, chuyên môn luôn khuyến khích và đánh giá cao các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, hiệu quả. Học sinh hào hứng trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin…
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Để soạn được bài giảng điện tử có chất lượng như ý đòi hỏi người soạn phải kết hợp nhiều yếu tố như: Nắm rõ mục tiêu, nội dung bài soạn. Từ đó lựa chọn được phần mềm phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu cần thể hiện. Tuy nhiên cũng cần xác định được kỉ năng sử dụng phần mềm soạn giảng của bản thân. Càng biết nhiều phần mềm soạn giảng, hỗ trợ soạn giảng bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm soạn giảng hợp lí bấy nhiêu. Mỗi phần mềm soạn giảng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác định được nội dung, mục tiêu cần thể hiện trong bài giảng của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng hợp lí.
Phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng, tuy nhiên, MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Trong khi bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Nói như thế không có nghĩa là ta phải loại bỏ, không dùng phần mềm MS Powerpoint. Không thể phủ nhận những tính năng hay của phần mềm này. Đặc biệt rất nhiều giáo viên đã thông thuộc kỹ năng soạn thảo trên MS Powerpoint. Chính vì thế ta nên tận dụng những điểm mạnh đó, với sự hỗ trợ của một số phần mềm tích hợp trên MS Powerpoint như: iSpring Presenter, Adobe Presenter... Có khả năng xuất bài giảng theo chuẩn e-Learning, các chuẩn SCORM, AICC. Ngoài ra còn có rất nhiều phần mềm soạn giảng độc lập hay hiện nay như: Lecture Maker, VioLet.. giúp giáo viên có nhiều cơ hội tham khảo và lựa chọn phần mềm soạn giảng phù hợp cho riêng mình.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
* Mục tiêu của giải pháp: Giúp giáo viên lựa chọn phần mềm soạn giảng và hỗ trợ soạn giảng phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nội dung bài soạn đem lại hiệu quả cao nhất.
* Biện pháp: Giới thiệu một số phần mềm soạn giảng và hỗ trợ soạn giảng cũng như những ưu điểm, nhược điểm của phần mềm. Giới thiệu đường dẫn một số trang web để tải phần mềm miễn phí và tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết phần mềm soạn giảng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trước khi vào nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử tôi xin giới thiệu sơ qua quy trình soạn bài giảng trên máy tính như sau:
Lựa chọn nội dung: Chọn những nội dung cần thể hiện trong bài .
Lập dàn ý: Chia nhỏ nội dung thành những modul, mỗi modul cần thể hiện trên một slide.
Thu thập tư liệu: Nguồn tư liệu từ nguồn internet hoặc từ các nguồn khác.
Xây dựng bài giảng trên máy tính: Tìm kiếm, lựa chọn phần mềm thích hợp, các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng cho đặc thù của từng bộ môn đồng thời tìm hiểu các cách sử dụng phần mềm đó..
Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử (Authoring tools) có thể phân thành 2 nhóm chính đó là :
Nhóm phần mềm chạy độc lập như: Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, VioLet của công ty Bạch Kim Việt Nam…
Nhóm phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như: iSpring presenter (có phiên bản tiếng Việt) và Adobe Presenter…
Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning. Với những thầy cô đã quen dùng Powerpoint thì nên cài đặt phần mềm tích hợp( Adobe Presenter hoặc iSpring Presenter...) để sử dụng. Nếu thầy cô là người mới bắt đầu hoặc không ngại khám phá cái mới thì hãy sử dụng các phần mềm độc lập (Lectrure Maker hoặc VioLet...).
Sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược qua giao diện, ưu điểm, cách sử dụng của một số phần mềm soạn bài giảng điện tử phổ biến hiện nay cũng như đường đẫn để tải tài liệu, phần mềm:
b.1: Những phần mềm chạy độc lập
Những phần mềm chuyên dụng cho việc xây dựng bài giảng điện tử e-Learning rất phong phú đa dạng trên thị trường, tuy nhiên, phổ biến và dễ sử dụng nhất là các phần mềm như:
b.1.1 Lecture Maker:
Xin giới thiệu với quý thầy cô Phần mềm LectureMaker 2.0 của hãng Daulsoft - Hàn Quốc. Đây là phần mềm tạo bài giảng điện tử, trực quan, thân thiện và dễ dùng.
Là một phần mềm hay, dễ sử dụng (gần như MS Powerpoint) Xem hướng dẫn sử dụng chi tiết và tải phần mềm về tại.
.......
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết