Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó, Quyết định quy định về hồ sơ, quy trình hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Quyết định 636/QĐ-BHXH - Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 636/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2016 và thay thế Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điều 2 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điều 1 Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bãi bỏ Công văn số 5435/BHXH-CSXH ngày 31 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn tạm thời việc thực hiện các chế độ BHXH từ ngày 01/01/2016 và các quy định khác trái với quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động, thân nhân người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định này để thực hiện./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
QUY ĐỊNH
VỀ HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và chính quyền địa phương trong việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Các chữ viết rút gọn
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi chung là tỉnh;
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây gọi chung là huyện;
- Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính và Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh sau đây gọi chung là Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC;
- Tổ, bộ phận nghiệp vụ, cán bộ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện sau đây gọi chung là Tổ;
- Tổ Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và Tổ Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội huyện sau đây gọi chung là Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra;
- Nhận con dưới 6 tháng tuổi: Nhận con;
- Nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Nhận nuôi con nuôi;
- Bảo hiểm xã hội: BHXH;
- Bảo hiểm y tế: BHYT;
- Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN;
- Tai nạn lao động: TNLĐ;
- Bệnh nghề nghiệp: BNN;
- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Danh sách theo mẫu C70a-HD;
- Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Danh sách theo mẫu C70b-HD;
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13: Luật BHXH 2014;
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc: Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/12/2012 quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện: Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.
2. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
3. Bản chính, bản sao, bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao lại
- “Bản chính”, “Bản sao”, “Bản sao được chứng thực từ bản chính”, “Bản sao được cấp từ sổ gốc” nêu trong văn bản này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
- “Bản sao lại” quy định tại văn bản này là bản chụp lại từ “Bản chính”, “Bản sao”, “Bản sao được chứng thực từ bản chính”, “Bản sao được cấp từ sổ gốc” hoặc bản “Trích lục” và được Bảo hiểm xã hội tỉnh xác nhận sao từ bản chính hoặc từ các bản sao nêu trên để đủ bộ hồ sơ đưa vào lưu trữ hoặc giới thiệu hồ sơ tử tuất đến địa phương nơi thân nhân cư trú;
- Thành phần hồ sơ nêu tại văn bản này nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu), bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc; các thành phần hồ sơ khác quy định tại văn bản này mà do cơ quan Bảo hiểm xã hội lập là bản chính.
4. Các chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Tiết và mẫu biểu dẫn chiếu trong văn bản (trừ các mẫu nêu tại Khoản 4 Điều 4 văn bản này) mà không ghi rõ nguồn trích dẫn thì được hiểu là của văn bản này.
Điều 3. Hồ sơ, thời hạn, thẩm quyền giải quyết hưởng các chế độ BHXH và trách nhiệm lập, nộp hồ sơ, tiếp nhận, trả kết quả giải quyết
1. Hồ sơ hưởng BHXH và thời hạn giải quyết hưởng các chế độ BHXH phải đảm bảo đúng quy định của Luật BHXH 2014.
Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể thời hạn giải quyết, chi trả các chế độ BHXH của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan nhưng không vượt quá thời hạn quy định trong Luật BHXH 2014.
2. Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH
2.1. BHXH huyện
2.1.1. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện thu BHXH;
2.1.2. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH huyện;
2.1.3. Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH huyện.
2.2. BHXH tỉnh
2.2.1. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh thu BHXH;
2.2.2. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH tỉnh;
2.2.3. Giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN; chế độ hưu trí, BHXH một lần, chế độ tử tuất; trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư.
Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương quyết định việc giao thẩm quyền giải quyết hưởng BHXH một lần tại BHXH tỉnh.
3. Người lao động, thân nhân người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan BHXH, cá nhân, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương khi cung cấp, kê khai, xác nhận, lập hồ sơ phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hưởng BHXH, quy trình luân chuyển hồ sơ, lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH thực hiện theo quy định hiện hành về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN và lưu trữ hồ sơ BHXH.
Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, người đề nghị hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do thương tật, bệnh tật tái phát và thân nhân người lao động nêu trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Khi nhận kết quả giải quyết thì phải trực tiếp nhận, trường hợp không đến nhận trực tiếp thì phải có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người đại diện hợp pháp của mình nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH.
Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để tổ chức thực hiện vliệu iếp nhận, giải quyết hưởng BHXH, luân chuyển hồ sơ, lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH, chi trả các chế độ BHXH cho phù hợp, đảm bảo người hưởng chế độ BHXH phải được nhận đầy đủ quyền lợi, thuận lợi, đúng thời hạn quy định trong luật BHXH 2014.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.