Ngày 01/09/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 328/QĐ-VKSTC về Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, quy định 04 hình thức xử lý đối với người dự thi Kiểm sát viên vi phạm Nội quy thi tuyển như sau:
- Hình thức khiển trách: trừ 20% kết quả điểm thi với bài thi mà người dự thi bị khiển trách;
- Hình thức cảnh cáo: trừ 40% kết quả điểm thi của bài thi mà người dự thi bị cảnh cáo;
- Hình thức đình chỉ thi: chấm điểm 0 đối với bài thi mà người dự thi bị đình chỉ;
- Hủy bỏ kết quả thi.
Các trường hợp người dự thi vi phạm Nội quy thì giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và công bố công khai tại phòng thi.
Quyết định 328/QĐ-VKSTC - Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 328/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TUYỂN KIỂM SÁT VIÊN SƠ CẤP, KIỂM SÁT VIÊN TRUNG CẤP,
KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi thống nhất với Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2017.
Quy chế này thay thế Quy chế tạm thời về thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 411/QĐ-VKSTC-V15 ngày 26/6/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thi hành Quyết định này./.
| VIỆN TRƯỞNG |
QUY CHẾ
THI TUYỂN KIỂM SÁT VIÊN SƠ CẤP, KIỂM SÁT VIÊN TRUNG CẤP, KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP
TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-VKSTC ngày 01/9/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung, hình thức và quy trình thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp (gọi tắt là Kiểm sát viên) trong ngành Kiểm sát nhân dân; áp dụng đối với đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thi tuyển.
Điều 2. Nguyên tắc
Việc tổ chức xét tuyển, thi tuyển Kiểm sát viên được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, công khai, minh bạch, khách quan, cạnh tranh, theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Đăng ký dự thi
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng văn bản (qua Vụ Tổ chức cán bộ chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm) về nhu cầu từng ngạch Kiểm sát viên của đơn vị, địa phương trong năm để trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
2. Kế hoạch thi tuyển Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chỉ tiêu mỗi ngạch Kiểm sát viên của từng đơn vị, địa phương được Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo công khai để các cơ quan, đơn vị, cá nhân biết, thực hiện.
Điều 4. Đối tượng đăng ký
Công chức hiện đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp là Chuyên viên, Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp; Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp; Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc tương đương công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đều có quyền đăng ký để được xét tuyển, tham gia dự thi vào chức danh Kiểm sát viên theo các ngạch được quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Điều 5. Cơ quan xét tuyển
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có trách nhiệm xét tuyển những người đang công tác ở Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới trực thuộc có đăng ký thi tuyển để cử người có đủ điều kiện dự thi.
2. Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát quân sự các cấp tổng hợp danh sách, xây dựng hồ sơ đăng ký dự thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chương II
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN, CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VÀ BAN GIÁM SÁT KỲ THI
Mục 1. HỘI ĐỒNG THI TUYỂN
Điều 6. Thành phần
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp (sau đây viết tắt là Hội đồng thi tuyển) gồm có:
1. Chủ tịch Hội đồng: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Các ủy viên Hội đồng gồm: 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Ủy viên Thường trực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Hội đồng thi tuyển:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
2. Chủ tịch Hội đồng:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển theo đúng quy định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển theo quy định;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng thi tuyển;
c) Quyết định thành lập các bộ phận giúp việc: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Chấm phúc khảo (nếu có);
d) Tổ chức, chỉ đạo việc: Xây dựng đề thi và đáp án, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ các đề thi và đáp án theo quy định; bảo đảm bí mật theo chế độ tài liệu mật;
đ) Tổ chức, chỉ đạo việc: Coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định;
e) Thông báo, quyết định công nhận kết quả thi, kết quả trúng tuyển; đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm sát viên theo quy định.
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
3. Ủy viên Thường trực Hội đồng thi tuyển:
Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi tuyển theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.
4. Các Ủy viên của Hội đồng thi tuyển giúp Chủ tịch Hội đồng thi tuyển thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.
5. Hội đồng thi tuyển được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong các hoạt động của Hội đồng thi tuyển.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.