Quyết định 09/2013/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2013/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 05 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 190/TTr-SNV ngày 28 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình và các cá nhân liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc tuyển dụng
1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ của công chức và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, dân chủ, công bằng, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh; mọi công dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định đều được đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời đăng ký đề nghị tuyển dụng các chức danh công chức cấp xã còn thiếu so với chỉ tiêu được giao; nếu không đăng ký đề nghị tuyển dụng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm về việc thiếu công chức làm việc ở địa phương.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thi tuyển công chức ít nhất mỗi năm một lần (nếu số lượng công chức cấp xã còn thiếu từ 20 người trở lên so với chỉ tiêu giao trên địa bàn huyện, thành phố); tổ chức kịp thời việc xét tuyển công chức (nếu có các chức danh công chức còn thiếu thuộc đối tượng xét tuyển theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Quy chế này). Việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế này.
Điều 3. Thẩm quyền tuyển dụng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế này, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển theo quy định tại Điều 4 Quy chế này (Hội đồng thi tuyển, Hội đồng xét tuyển sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thi tuyển công chức cấp xã trong những trường hợp sau:
a) Khi cấp huyện chưa đủ điều kiện hoặc có khó khăn trong việc tổ chức thi tuyển;
b) Khi số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng công chức cấp xã trong phạm vi quản lý của huyện, thành phố dưới 20 người.
Điều 4. Phương thức tuyển dụng
1. Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển, trừ các trường hợp quy định tại Điều 28 Quy chế này.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này.
Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.
Điều 5. Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển
1. Người tham gia dự tuyển vào công chức cấp xã phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên và có đủ thời gian để đóng bảo hiểm xã hội tính từ ngày được tuyển dụng đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật (nội dung này được cụ thể hóa trong kế hoạch tuyển dụng từng đợt cụ thể);
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
d) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
đ) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
e) Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
g) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
h) Có văn bằng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm quy định tại Điều 6 Quy chế này;
i) Các điều kiện khác theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.
2. Đối với các chức danh; Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã có đủ các điều kiện sau:
a) Đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã (nếu có).
Điều 6. Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của người dự tuyển
Người tham gia dự tuyển vào công chức cấp xã phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên đúng ngành cần tuyển theo từng chức danh công chức, cụ thể như sau:
1. Đối với chức danh Trưởng Công an: ngành Công an, Luật, Quản lý nhà nước - Luật.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự: ngành Quân sự, Luật, Quản lý nhà nước - Luật.
3. Đối với chức danh Văn phòng - thống kê:
a) Công chức Văn phòng - thống kê đảm nhiệm công tác Văn phòng Ủy ban nhân dân, nội vụ, thủ quỹ: ngành Quản trị văn phòng, Văn thư - lưu trữ, Hành chính văn thư, Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Lưu trữ học, Luật, Hành chính, Hành chính văn phòng;
b) Công chức Văn phòng - thống kê đảm nhiệm công tác Văn phòng Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, thống kê: ngành Quản trị văn phòng, Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Văn thư - lưu trữ, Hành chính văn thư, Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Lưu trữ học, Luật, Hành chính, Hành chính văn phòng, Thống kê, Thống kê kinh tế.
4. Đối với chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã):
a) Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) đảm nhiệm công tác địa chính, nông nghiệp, thủy lợi và môi trường: ngành Địa chính, Địa chính môi trường, Quản lý đất đai, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi;
b) Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) đảm nhiệm công tác xây dựng, giao thông, công thương: ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Xây dựng cấp thoát nước, Quản lý xây dựng, Công nghệ kỹ thuật giao thông, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;
c) Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) đảm nhiệm công tác phát triển kinh tế thủy sản, lâm sinh: ngành Nuôi trồng thủy sản, Nông học, Khuyến nông - khuyến lâm, Phát triển nông thôn.
5. Đối với chức danh Tài chính - kế toán:
a) Công chức Tài chính - kế toán đảm nhiệm công tác tài chính, kế hoạch, kế toán (đối với chức danh Tài chính - kế toán bố trí 01 người); ngành Tài chính ngân sách xã, Kế toán ngân sách, Tài chính - kế toán, Tài chính - ngân hàng, Kế toán tổng hợp;
b) Công chức Tài chính - kế toán đảm nhiệm công tác tài chính, kế hoạch; ngành Tài chính ngân sách xã, Kế toán ngân sách, Tài chính - kế toán, Tài chính - ngân hàng, Kế toán tổng hợp;
c) Công chức Tài chính - kế toán đảm nhiệm công tác kế toán: ngành Kế toán ngân sách, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán - kiểm toán, Kế toán tổng hợp.
6. Đối với chức danh Tư pháp - hộ tịch:
a) Công chức Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác tư pháp, hộ tịch: ngành Luật, Pháp lý, Dịch vụ pháp lý;
b) Công chức Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác công chứng, chứng thực: ngành Luật, Pháp lý, Dịch vụ pháp lý;
c) Công chức Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác công an: ngành Công an, Luật, Quản lý nhà nước - Luật;
d) Công chức Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác quân sự: ngành Quân sự, Luật, Quản lý nhà nước - Luật.
7. Đối với chức danh Văn hóa - xã hội:
a) Công chức Văn hóa - xã hội đảm nhiệm công tác văn hóa, thông tin, thể thao: ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa quần chúng, Quản lý thể dục thể thao;
b) Công chức Văn hóa - xã hội đảm nhiệm công tác lao động, thương binh và xã hội; ngành Công tác xã hội, Quản trị nhân lực, Quản lý lao động tiền lương và bảo trợ xã hội, Luật.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết