“Ban đại diện cha mẹ học sinh là rất cần thiết để tạo sự phối hợp, sự kết nối giữa nhà trường với gia đình trong quá trình giáo dục học sinh.Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại một số nơi, Ban này đang làm chưa đúng theo quy định tại điều lệ mà Bộ GD&ĐT đã ban hành tại Thông tư 55 và cũng còn qua ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây:
Quy định chi quỹ, sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh
Câu hỏi 1: Quỹ hội cha mẹ học sinh có được phép choi cho học sinh không? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của quý cấp ?
Trả lời:
Nội dung này được Ủy ban Nhân dân Tp.Hà Nội, Cổng thông tin điện tử tư vấn như sau:
Tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 10, Thông tư số Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Như vậy, nếu ông là Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thì chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất các khoản chi tiêu của quỹ tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp trong đó bao gồm các khoản chi học sinh như ông đã nêu./.
Câu hỏi 2: Một số phụ huynh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên viết thư hỏi: Ở trường các con tôi học, ai cũng phải đóng tiền đóng theo đề nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh để duy trì hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế thì chúng tôi không biết kinh phí hoạt động này được tổ chức quản lý như thế nào? Xin được hỏi Toàn soạn có văn bản nào quy định về việc quản lý kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hay không?
Trả lời
Vấn đề bạn quan tâm được quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Theo đó tại Điều 10 của Điều lệ này quy định: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
- Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Theo quy định nêu trên, nếu các bạn thấy các khoản đóng góp và việc thu chi không đúng mục đích, không công khai minh bạch thì bản có thể đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh giải trình và thực hiện đúng với các quy định của Điều lệ trên.