Python là một trong những ngôn ngữ lập trình đang thu hút được đông đảo người dùng quan tâm bởi đa dạng ứng dụng, thư viện phong phú. Python cơ bản chia làm 15 chương, mỗi chương sẽ giúp người dùng hiểu sâu hơn về 1 khía cạnh.
Các chương trong Python cơ bản
- Chương 1. Hello world
- Chương 2. Cú pháp
- Chương 3. Phân chia module
- Chương 4. Class
- Chương 5. Thao tác trên tập tin
- Chương 6. Xử lý hình ảnh
- Chương 7. Xử lý file JSON
- Chương 8. Xử lý file XML
- Chương 9. Kết nối MySQL
- Chương 10. Kết nối Redis
- Chương 11. Kết nối Memcached
- Chương 12. Kết nối RabbitMQ
- Chương 13. Restful Client
- Chương 14. Gởi email với SMTP
- Chương 15. Socket Programming
Tài liệu Kỹ thuật lập trình Python cơ bản
Chương 1. Hello world
Python là một ngôn ngữ phiên dịch (Interpreter Language), tức là không cần build thành file thực thi mà chạy trực tiếp như PHP.
Hiện tại Python có 2 nhánh chính là 2.x và 3.x. Ở nhánh 2.x đã dừng phát triển và đang đứng ở phiên bản 2.7. Nhánh Python 3.x thì vẫn đang được tiếp tục phát triển.
Website chính thức của Python: www.python.org
Cài đặt
Python hỗ trợ hầu hết các nền tảng và rất dễ tìm thấy sẵn trên một số hệ điều hành như Mac OS…
Để biết là hệ thống của bạn đã cài Python chưa, có thể vào màn hình command line và gõ:
$ python --version
Nếu đã cài đặt python thì sẽ hiển thị thông tin phiên bản python. Nếu báo lỗi thì đồng nghĩa với bạn chưa cài đặt Python.
Công cụ phát triển
Chỉ cần dùng một text editor là bạn có thể viết được code python hoặc có thể dùng các công cụ cao cấp hơn (IDE) như Aptana, PyCharm…Các IDE thường hỗ trợ thêm quá trình phân tích cú pháp dòng lệnh, debug…trong phạm vi cuốn sách nhỏ này thì mình hướng đến cách thực thi python bằng dòng lệnh.
Hello world
Tạo một file có tên là helloworld.py và có nội dung như sau:
print 'Hello world'
print là lệnh cơ bản nhất để xuất một biến ra (thường là màn hình)
Sau đó, vào màn hình command line, di chuyển đến thư mục chứa file này và gõ.
$ python helloworld.py
Nếu thấy xuất hiện dòng chữ Hello world tức là bạn đã hoàn thành việc viết ứng dụng python đầu tiên.
Chương 2. Cú pháp
2.1. Biến số
Khai báo biến bằng một câu lệnh gán.
a = 1
bạn có thể gán nhiều loại giá trị (số, chuỗi) cho một biến.
a = 1
a = 'Hello World'
a = [1, 2, 3]
a = [1.2, 'Hello', 'W', 2]
2.2. Toán tử số học
Python cũng hỗ trợ một số toán tử toán học thông dụng như:
+
phép cộng-
phép trừ*
phép nhân/
phép chia%
phép chia lấy dư (modulo)
2.3. Boolean và Toán tử logic
Giá trị đúng và sai tương ứng là True
và False
.
not
để đảo giá trị.and
phép tính logic và (AND)or
phép tính logic hoặc (OR)
Một số phép so sánh thông thường như <
(bé hơn), <=
(bé hơn hoặc bằng), >
(lớn hơn), >=
(lớn hơn hoặc bằng), ==
(bằng), !=
(khác) để so sánh 2 giá trị.
.....
>>> Tải file Python cơ bản về tham khảo chi tiết!