Trang chủ Học tập Tài liệu Giáo viên

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK lớp 2 môn Tiếng Việt

Bản đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 - 2022

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời, Cánh diều, Kết nối

Bản đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 - 2022 gồm phiếu đánh giá, nhận xét SGK lớp 2 môn Tiếng Việt cho 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhờ đó, thầy cô dễ dàng tham khảo, hoàn thành phiếu đánh giá để nộp lên cấp trên.

Lưu ý: Tài liệu mang tính chất tham khảo, tùy từng địa phương, tùy từng trường mà thầy cô đưa ra đánh giá cụ thể cho phù hợp.

Phiếu đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Cánh Diều

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt
(Mẫu dành cho cá nhân)

I. Nội dung nhận xét, đánh giá và đề xuất lựa chọn

1. Thông tin về sách giáo khoa

a) Tên bộ sách: Cánh diều

b) Nhóm tác giả: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên cùng với đội ngũ tác giả Nguyễn Thị Bích Hà - Đặng Kim Nga -Trần Mạnh Hường - Nguyễn Thị Tố Ninh - Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Khánh Hà – Hoàng Thị Minh Hương - Trần Bích Thuỷ - Lê Hữu Tỉnh.

c) Nhà xuất bản: NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nhận xét chung:

35 tuần học gồm hệ thống các bài học nằm trong 5 chủ đề lớn chia đều cho 2 kì.

Chủ đề 3 “Em ở nhà” được học vắt từ cuối kì 1 sang đầu kì 2.

Đáp ứng 2 tiêu chí:

- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội của quận…...

- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học ở các trường học ở quận ……...

Được quy định trong Quy định về Tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT trên địa bàn TPHN được bàn hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ – UBND ngày 10/3/2021 của UBND Thành phố Hà Nội.

- Hệ thống các văn bản nghệ thuật và khoa học được sử dụng đáp ứng đúng về mặt tỉ lệ theo quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản cập với những yêu cầu cần đạt về NL – PC của HS lớp 2 được quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản hàm chứa những bài học mang tính nhân văn, tích cực.

- Các bài được sắp xếp theo các chủ đề rõ ràng, có nội dung tương thích với các yêu cần cần đạt về NL-PC qua mỗi giai đoạn; mỗi tuần 2 bài đọc đều hướng đến năng lực ngôn ngữ cho HS: đọc thành tiếng, đọc hiểu, nói – nghe, viết, đọc sáng tạo, tự đánh giá…

- Các văn bản được sử dụng có chọn lọc, đầu tư, đã có sự rút kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Bên cạnh đó, nhiều văn bản phù hợp của chương trình hiện hành cũng được đưa vào SGK lớp 2 mới.

3. Đánh giá cụ thể

3.1. Ưu điểm nổi bật

a. Bao gồm các bài đọc có nội dung bám sát yêu cầu cần đạt về NL-PC, kế thừa nhiều bài đọc trong chương trình lớp 2 hiện hành.

- Giáo viên thuận lợi hơn trong việc soạn giảng, không mất thời gian tìm hiểu, giá trị văn bản đã được thẩm định qua thời gian.

b. Cuối mỗi bài đọc đều có hoạt động Đọc sáng tạo chứ không phải Đọc mở rộng . Vì vậy, hoạt động này thú vị và phù hợp với HS lớp 2

c. Kết thúc bài có hoạt động tự đánh giá: Đã biết được những gì? Đã làm được những gì? Đây là hoạt động mới, thiết thực trong giáo dục hiện nay đã hình thành cho học sinh NL tự đánh giá => thói quen tốt cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

d. Phần kiến thức Tiếng Việt gần như hoàn toàn giống với chương trình lớp 2 hiện hành (chỉ lược bỏ phần kiến thức về bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?)

- GV không mất thời gian tìm hiểu

- Công tác giảng dạy mau chóng ổn định hơn.

3.2. Nội dung chưa phù hợp

a. Mục lục để cuối sách dẫn đến khó khăn cho việc tra cứu mục lục.

b. Việc gần như giữ nguyên thời lượng, khối lượng kiến thức Tiếng Việt làm cho nội dung chương trình nặng nề. Vì vậy chưa cập với tiêu chí phù hợp tâm sinh lí của trẻ 7-8 tuổi.

Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phiếu đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt
(Mẫu dành cho cá nhân)

I. Nội dung nhận xét, đánh giá và đề xuất lựa chọn

1. Thông tin về sách giáo khoa

a) Tên bộ sách: Chân trời sáng tạo

b) Nhóm tác giả: Chủ biên Nguyễn Thi Ly Kha cùng các tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo - Nguyễn Thị Thu Huyền - Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như - Phạm Thị Kim Oanh - Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến.

c) Nhà xuất bản: Nhà xuất bản: NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nhận xét chung

35 tuần học gồm hệ thống các bài học nằm trong 15 chủ đề:

K1: 8 chủ đề; K2: 7 chủ đề

Đáp ứng 2 tiêu chí:

- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội của quận….

- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học ở các trường học ở …...

Được quy định trong Quy định về Tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT trên địa bàn …..

- Hệ thống các văn bản nghệ thuật và khoa học được sử dụng đáp ứng đúng về mặt tỉ lệ theo quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản cập với những yêu cầu cần đạt về NL – PC của HS lớp 2 được quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản hàm chứa những bài học mang tính nhân văn, tích cực.

- Các bài được sắp xếp theo các chủ đề rõ ràng, có nội dung tương thích với các yêu cần cần đạt về NL-PC qua mỗi giai đoạn; mỗi tuần 2 bài đọc đều hướng đến năng lực ngôn ngữ cho HS: đọc thành tiếng, đọc hiểu, nói – nghe, viết, đọc mở rộng…

- Các văn bản được sử dụng có chọn lọc, đầu tư, đã có sự rút kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Bên cạnh đó, nhiều văn bản phù hợp của chương trình hiện hành cũng được đưa vào SGK lớp 2 mới.

3. Đánh giá cụ thể:

a. Nội dung các văn bản kế thừa và mới sử dụng trong bộ Chân trời sáng tạo bao phủ đều khắp: 3 miền Bắc – Trung – Nam; nông thôn – thành thị; đồng bằng – miền núi… (Con suối bản tôi, Mùa đông trên rẻo cao, Tôi yêu Sài Gòn); đặc biệt chủ đề về Bác Hồ được chú trọng hơn 2 bộ sách còn lại (tuần 28 + 29)

b. Cập nhật các vấn đề thời sự, có nội dung tích hợp rõ ràng và có giá trị bền vững: biển đảo, hành động thiết thực bảo vệ môi trường:

Sóng và cát ở Trường Sa; Hừng đông trên biển; Rừng ngập mặn Cà Mau; Bạn có biết phân loại rác không? Cuộc giải cứu bờ biển.

c. Phần kiến thức Tiếng Việt gần như hoàn toàn giống với chương trình lớp 2 hiện hành (chỉ lược bỏ phần kiến thức về bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?)

Như vậy, giáo viên không mất thời gian tìm hiểu, vì thế mà công tác giảng dạy mau chóng ổn định hơn.

3.1. Nội dung chưa phù hợp

Việc gần như giữ nguyên thời lượng, khối lượng kiến thức Tiếng Việt làm cho nội dung chương trình nặng nề.

Vì vậy mà chưa cập với tiêu chí phù hợp tâm sinh lí của trẻ 7 - 8 tuổi.

Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phiếu đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt
(Mẫu dành cho cá nhân)

I. Nội dung nhận xét, đánh giá và đề xuất lựa chọn

1. Thông tin về sách giáo khoa

a) Tên bộ sách : Kết nối tri thức với cuộc sống

b) Nhóm tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên)

Bùi Mạnh Hùng – Trần Thị Hiền Lương (Đồng Chủ biên)

Lê Thị Lan Anh – Trịnh Cẩm Lan

Chu Thị Phương – Đặng Thị Hảo Tâm

c) Nhà xuất bản: NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nhận xét chung:

- SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

- 35 tuần học gồm hệ thống các bài học nằm trong 9 chủ đề:

K1: 4 chủ đề; K2: 5 chủ đề

- Đáp ứng 2 tiêu chí:

  • Phù hợp với đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội của quận…..
  • Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học ở các trường học ở quận…..

- Được quy định trong Quy định về Tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT trên địa bàn thành phố…….

- Hệ thống các văn bản nghệ thuật và khoa học được sử dụng đáp ứng đúng về mặt tỉ lệ theo quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản cập với những yêu cầu cần đạt về NL – PC của HS lớp 2 được quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.

- Nội dung các văn bản hàm chứa những bài học mang tính nhân văn, tích cực.

- Các bài được sắp xếp theo các chủ đề rõ ràng, có nội dung tương thích với các yêu cần cần đạt về NL-PC qua mỗi giai đoạn; mỗi tuần 2 bài đọc đều hướng đến năng lực ngôn ngữ cho HS: đọc thành tiếng, đọc hiểu, nói – nghe, viết, đọc mở rộng…

- Các văn bản được sử dụng có chọn lọc, đầu tư, đã có sự rút kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Bên cạnh đó, nhiều văn bản phù hợp của chương trình hiện hành cũng được đưa vào SGK lớp 2 mới.

3. Đánh giá cụ thể

3.1. Ưu điểm nổi bật

a. Tất cả các bài thơ đều được viết theo thể 4 – 5 chữ giống với các bài vè, bài đồng dao, gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với tâm lý của trẻ 7-8 tuổi.

b. Phần kiến thức Tiếng Việt có một số khác biệt với 2 bộ còn lại:

b.1. Tên gọi của 3 kiểu câu được chuyển từ gọi theo cấu tạo (mô hình câu) sang gọi theo mục đích sử dụng:

  • Câu giới thiệu thay cho Câu kiểu Ai là gì?
  • Câu nêu hoạt động thay cho Câu kiểu Ai làm gì?
  • Câu nêu đặc điểm thay cho Câu kiểu Ai thế nào?

* Phù hợp:

+ GV có thể tổ chức truyền thụ một cách đơn giản mà HS vẫn nắm được bài. Vì tên gọi của mỗi kiểu câu chính hoàn cảnh sử dụng khi giao tiếp.

Điều đó giúp GV thuận lợi hơn trong giảng dạy.

+ HS dễ dàng nắm được với hoàn cảnh giao tiếp nào thì sử dụng mẫu câu nào. HS dễ nhớ, dễ thực hiện trong các tình huống giao tiếp bằng ngôn ngữ.

b.2. Cách gọi từ:

- Gọi từ ngữ chỉ sự vật thay cho từ chỉ sự vật

  • từ ngữ chỉ hoạt động thay cho từ chỉ hoạt động, trạng thái
  • từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho từ chỉ đặc điểm, tính chất

* Phù hợp:

- hoạt động thay vì hoạt động, trạng thái

đặc điểm thay vì đặc điểm, tính chất

+ Các giới hạn kiến thức về ý nghĩa của từ loại được giảm nhẹ hơn, không ôm đồm => phù hợp tâm sinh lí trẻ 7 - 8 tuổi . Vì vậy mà dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng trong thao tác thực hành, luyện tập.

- từ ngữ thay cho từ:

* Phù hợp:

Tạo cơ sở cho việc sau này giúp HS xây dựng được mô hình các kiểu câu:

VD:

  • Câu giới thiệu = Từ ngữ chỉ sự vật + là + từ ngữ chỉ sự vật
  • Câu nêu hoạt động = Từ ngữ chỉ sự vật + từ ngữ chỉ hoạt động
  • Câu nêu đặc điểm = Từ ngữ chỉ sự vật + từ ngữ chỉ đặc điểm

b.3. Đặt trọng tâm tăng kĩ năng nhận biết, xác định, sử dụng và vận dụng thành thạo 3 từ loại, 3 kiểu câu trong giao tiếp.

* Phù hợp:

Đáp ứng tiêu chí phù hợp với năng lực học tập của học sinh: đảm bảo tính vừa sức, tính phân hóa, tạo cơ hội cho HS học tập tích cực.

3.2. Nội dung chưa phù hợp

a. từ ngữ thay cho từ:

- gộp khái niệm từ và cụm từ (ngữ) thành từ ngữ

- từ là tên gọi của sự vật, hoạt động, đặc điểm…

- ngữ là cụm từ là một nhóm từ kết hợp với nhau tạo thành nghĩa chung

Như vậy, có phải chúng ta đang đánh đồng khái niệm từ với cụm từ không? Và như vậy có đảm bảo chính xác về mặt khoa học không?

Điều đó có ảnh hưởng đến mạch kiến thức đồng nhất về ngôn ngữ xuyên suốt từ cấp Tiểu học lên các cấp học cao hơn?

Và dù đối với HS lớp 2 nhưng khi đã cho HS tiếp cận với đơn vị ngôn ngữ nào cũng phải cung cấp những khái niệm sơ giản nhất về các đơn vị ngôn ngữ ấy.

Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)

Liên kết tải về

pdf Bản đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 - 2022
doc Bản đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 - 2022 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Tài liệu Giáo viên

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK