Phiếu học tập môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Phiếu học tập môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)

Mẫu phiếu học tập Văn 11

Phiếu học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích được biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 1, vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh lớp giảng dạy.

Phiếu học tập Văn 11 được thiết kế rất rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu tạo hứng thú cho học sinh.  Sau mỗi giờ học giáo viên thu lại tất cả phiếu học tập để kiểm tra thái độ học tập, kĩ năng làm việc của từng học sinh, nhóm học sinh. Từ đó nhận xét đánh giá và điều chỉnh hợp lí những hạn chế của học sinh. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo.

Phiếu học tập môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Họ và tên học sinh:…………………………………….………………..Lớp:…

PHIẾU VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ LỒNG GHÉP MỘT HAY NHIỀU YẾU TỐ NHƯ MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN

NHIỆM VỤ 1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Chuẩn bị viết

* Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc

- Đề tài của bài thuyết minh về quy trình/ đối tượng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Là quy trình/ đối tượng mà bạn hiểu rõ, thuận lợi cho việc thuyết minh.

+ Được nhiều người quan tâm.

+ Có điểm riêng, hấp dẫn.

Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?

Người đọc văn bản này là ai?

* Thu thập tư liệu

+ Phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung.

+ Sau khi chọn được đối tượng/ quy trình hoạt động cần thuyết minh, bạn hãy vận dụng các kĩ năng thu thập tư liệu đã được giới thiệu ở các lớp trước để thực hiện thao tác này.

Nội dung được lựa chọn là gì?

Các nguồn tư liệu thu thập về đối tượng từ đâu? (Trích dẫn nguồn và nội dung thu thập)

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý: Bạn nên quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo, các phương tiện truyền thông.

Lịch sử ra đời

Nội dung/Nguyên liệu/ Thành phần

Các bước thực hiện (đồ ăn), quy trình xây dựng (di tích), quy trình hoạt động (hoạt động cụ thể)

Yêu cầu thành phẩm

Ý nghĩa của thành phẩm

* Lập dàn ý : Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

Thân bài:

+ Tổng quan về đối tượng/ quy trình cần thuyết minh

+ Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa…)

+ Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình thuyết minh.

Bước 3: Viết bài

Tùy vào đối tượng/ quy trình thuyết minh, lựa chọn các bước thuyết minh hợp lí. Chung quy, khi viết bài văn thuyết minh cần phải đáp ứng các yêu cầu.

- Bám sát đối tượng/ quy trình thuyết minh.

- Làm sáng tỏ các đặc điểm của đối tượng/ quy trình bằng cách giới thiệu, miêu tả, giải thích. Sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự hợp lí. Chú ý lựa chọn ngôn ngữ và các phương tiện hộ trợ trình bày phù hợp với từng nội dung thuyết thuyết minh. Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ như: sơ đồ, hình ảnh, mô hình… để tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn.

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá đảm bảo tính khách quan, xác thực, phù hợp với đối tượng/ quy trình.

- Thông tin cần chính xác, phong phú, đa dạng, lồng ghép nghị luận và biểu cảm để bài thuyết minh không bị khô khan.

- Lưu ý tránh các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn

NHIỆM VỤ 2. VIẾT BÀI – HOÀN THÀNH SẢN PHẨM BÀI VIẾT

…………………….............................................

…………………….............................................

…………………….............................................

…………………….............................................

Họ và tên:………………………………………………………………………………Lớp:…….

PHIẾU GIỚI THIỆU VỀ MỘT

TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật:………………………………………………………………

Thể loại: ………………….

Tên tác giả: .................................

1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:

– Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

– Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

,..........

Tải file tài liệu để xem Phiếu học tập môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Liên kết tải về

zip Phiếu học tập môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 11

Văn 11 - CTST

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK